EIU đã phân tích, đánh giá và xếp hạng 173 thành phố trên thế giới dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ tội phạm, ổn định chính trị, cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận không gian xanh.
Những thành phố hàng đầu
Nhìn chung, các thành phố của châu Âu vẫn thống trị danh sách này, với sáu vị trí trong top 10. Copenhagen, thành phố từng được CNN Travel đánh giá là 'thủ đô tuyệt vời của châu Âu' vào tháng 12 năm 2021, giành vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Chỉ số Đáng sống Toàn cầu.
Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất ở châu Âu có hai thành phố lọt vào top 10, với Geneva ở vị trí thứ sáu và Zurich ở vị trí thứ ba.
Tuy nhiên, quốc gia giành chiến thắng chung cuộc là Canada. Quốc gia Bắc Mỹ có tới ba thành phố có mặt trong danh sách trên là Calgary, Vancouver và Toronto.
"Các thành phố đứng đầu bảng xếp hạng của chúng tôi trước đại dịch đã phục hồi nhờ sự ổn định, cơ sở hạ tầng và dịch vụ tốt cũng như các hoạt động giải trí thú vị", các chuyên gia của EIU nhận định.
Những bước thụt lùi
Thành phố giành vị trí số 1 năm ngoái, Auckland của New Zealand, đã 'văng khỏi' top 10 trong năm nay và nằm ở một vị trí đáng ngạc nhiên, số 34.
Quốc gia láng giềng với New Zealand, Australia cũng có sự tụt hạng đáng chú ý nhất trong bảng xếp hạng năm nay. Mặc dù đã từng đứng đầu danh sách trong quá khứ nhưng Melbourne cũng không hề có mặt trong top 10 của năm 2022.
Năm 2021, Australia từng có nhiều thành phố thống trị bảng xếp hạng của EIU như Brisbane, Adelaide, Perth hay Melbourne. Nhưng năm nay, những thành phố này lần lượt xếp thứ 27, 30 và 32.
Osaka là thành phố châu Á duy nhất lọt vào top 10 năm nay.
Wellington, thủ đô của New Zealand, đứng ở vị trí thứ 4 vào năm 2021 nhưng cũng bị không có mặt trong top 10 của năm nay.
Mặc dù, các thành phố của châu Âu đã có một màn trình diễn rất tốt trong năm 2022, nhưng bảng xếp hạng vẫn vắng mặt hai cái tên nổi tiếng bậc nhất là London và Paris. Chi phí sinh hoạt tăng cùng quyết định rời Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh, được cho là lý do cho sự thiếu vắng này.
Xung đột toàn cầu cũng đang tác động không nhỏ tới những thành phố ở cuối danh sách. Damascus, Lagos và Tripoli được đánh giá là ba thành phố ít người sống nhất trên thế giới.
Trong khi đó, Kyiv không được phân tích trong năm nay do cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Khả năng sống so với chi phí sinh hoạt
Đầu tháng này, công ty di động toàn cầu ECA International đã công bố danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới, chủ yếu dựa trên các đối tượng là người nước ngoài.
Hong Kong (Trung Quốc) cùng New York, Geneva, London và Tokyo là những cái tên có mặt trong top 5.
Thành phố duy nhất xuất hiện trên cả chỉ số ECA và EIU là Geneva.
Xếp hạng các thành phố đắt đỏ nhất được xác định chỉ dựa trên các yếu tố kinh tế - giá thuê trung bình, giá xăng và những thứ tương tự - trái ngược với danh sách EIU, xem xét các điểm tham quan văn hóa của thành phố như bảo tàng và buổi hòa nhạc cũng như cơ sở hạ tầng và phương tiện công cộng.
1. Vienna, Áo
2. Copenhagen, Đan Mạch
3. Zurich, Thụy Sĩ
4. Calgary, Canada
5. Vancouver, Canada
6. Geneva, Thụy Sĩ
7. Frankfurt, Đức
8. Toronto, Canada
9. Amsterdam, Hà Lan
10. Osaka, Nhật Bản và Melbourne, Australia
Đỗ An (Theo CNN)