Nhà cửa là tài sản lớn, trừ trường hợp mua đi bán lại để kiếm lời thì hầu hết những người trẻ mua nhà lần đầu thường phải rất tiết kiệm. Sau đây là một số điều cần cân nhắc về vấn đề tài chính để tránh những sai lầm khi quyết định bỏ tiền mua nhà.
Phụ thuộc quá nhiều tiền vay
Hiện nay, mua căn hộ hình thành trong tương lai là lựa chọn phổ biến trên thị trường bất động sản. So với việc mua nhà hoàn thiện xây sẵn thường phải mất một khoản tiền lớn trong thời gian ngắn thì phương án này có nhiều thuận lợi hơn, bởi người mua nhà được trả góp theo tiến độ xây dựng.
Tại nhiều dự án và ngân hàng có chính sách hỗ trợ vay mua nhà với mức vay tối đa 70% giá trị căn hộ. Không ít người mua nhà đã vay với một tỷ lệ lớn trong khi thu nhập và tiền tích cóp lại hạn chế. Bên cạnh đó, một số người ngoài vay ngân hàng còn vay cả bạn bè, người thân. Sự phụ thuộc nhiều vào vốn vay khiến không ít người “đuối sức” cho việc chi trả và khủng hoảng với gánh nặng trả lãi hàng tháng.
Do đó, để việc mua nhà được thuận lợi, theo nhiều người có kinh nghiệm, người mua cần xem xét lại khả năng tài chính của mình, chỉ đi vay khi cần thiết và vay với một mức hợp lý. Ngoài ra, một số thói quen mua sắm, sinh hoạt nếu không cần thiết và tốn nhiều chi phí cũng nên điều chỉnh lại hoặc cắt giảm chi tiêu.
Cố mua nhà quá sức
Nhiều người cho rằng, mua nhà thường rất tốn thời gian và công sức hoặc sẽ có giá trị về sau nên khi có được một khoản tiền nhất định trong tay, họ quyết định bỏ ra hết để mua nhà.
Tuy nhiên, theo một bài viết vừa đăng tải trên trang MoneySmart điều này là không nên. Bài viết phân tích, nếu có trong tay một khoản tiền mà bạn có thể đủ để mua một ngôi nhà 4 phòng ngủ thì cũng đừng vội mua nó. Thay vào đó, chỉ nên mua căn 3 phòng ngủ khi nhu cầu sử dụng của bạn vẫn đảm bảo. Việc mua nhà lớn trong khi không quá dư dả sẽ khiến cho mọi chi tiêu khác bị thắt chặt.
Thực tế cũng cho thấy, một số người vì dốc hết tiền mua nhà to, rộng thênh thang nhưng nội thất bên trong lại không tương xứng cũng sẽ làm giảm giá trị ngôi nhà. Đó là chưa kể có thể gây lãng phí khi nhu cầu ở không cần thiết mà cho thuê đôi khi là điều không dễ. Khi muốn bán, nhà nhỏ thường vẫn dễ bán hơn nhà lớn.
Đặt tất cả trứng vào một giỏ
Ngoài mua nhà để ở, nhiều người cũng mua để đầu tư bằng cách mua đi bán lại hoặc cho thuê.
Bất động sản là tài sản lớn và kênh đầu tư khá hấp dẫn. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng nhạy cảm, đầy biến động khó dự đoán và nhiều rủi ro. Bên cạnh đó là các loại thuế liên quan đến chuyển nhượng cũng không nhỏ cho các giao dịch thành công.
Nếu căn nhà bạn mua là tài sản đầu tư duy nhất thì bạn đang đặt tất cả trứng vào một giỏ và điều này là không hay. Thay vì chỉ đầu tư vào đây, bạn nên cân nhắc chia ra nhiều kênh khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ hoặc lĩnh vực có tiềm năng sinh lời khác. Trong trường hợp thị trường khủng hoảng việc bán nhà hoặc cho thuê gặp khó khăn thì cơ hội của bạn vẫn còn vì yếu tố rủi ro đã được chia đều sang các kênh đầu tư khác.
Theo CafeLand
Hết gói 30.000 tỷ, người thu nhập thấp mua nhà vay tiền thế nào?
Năm 2016, người thu nhập thấp chính thức chia tay gói 30.000 tỷ. Với nhà ở xã hội, dù đã cơ chế và chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng đến nay nhiều người mua nhà vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn.
‘Rút hầu bao’mua nhà năm 2017: Những cảnh báo không thừa
Năm 2016, thị trường bất động sản tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng với nhiều giao dịch thành công. Tuy nhiên, năm 2016 cũng chứng kiến không ít những rủi ro với người mua nhà
Người ngoại tỉnh mua nhà Hà Nội: Nhiều áp lực về hạ tầng đô thị
Dưới góc độ xã hội, làn sóng người nhập cư sẽ tạo nên những áp lực không nhỏ về hạ tầng đô thị.
10 người mua nhà, 5 người đi buôn
70% người mua căn hộ tại TP.HCM là để bán lại. Nguồn cung thứ cấp gia tăng, sản phẩm lệch pha nhu cầu. Thị trường BĐS tiếp tục bất ổn, theo báo cáo của Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA).
Sai lầm mua nhà, 1 lần trót dại, thập kỷ trả giá
Chỉ cần sơ suất nhỏ do chủ quan, trao niềm tin nhầm chỗ, cho những chủ đầu tư “treo đầu dê, bán thịt chó” thì khách hàng có thể gánh hậu quả kéo dài.