Được gọi là “Fai Chun” (Huy Xuân) trong tiếng Quảng Đông, các câu đối, chữ viết trang trí này đều gợi tả hy vọng về sự may mắn, sung túc, an lành, thuận lợi trong công việc và học tập… hay bất kể mong muốn nào khác của mọi người trong dịp Tết Nguyên đán.

Ông Chan King Fat, một nghệ nhân thư pháp 80 tuổi, thường ngồi viết trên ghế nhựa tại một vỉa hè đông đúc ở khu mua sắm trên Vịnh Causeway. Giá viết của ông là một chiếc bàn gấp nhỏ, nơi ông thảo những nét chữ thanh mảnh trên những dải giấy màu đỏ.

“Một số người làm kinh doanh muốn tôi viết những lời chúc công việc kinh doanh phát đạt. Nhưng thông thường, mọi người chỉ muốn tôi viết những lời chúc năm mới nhiều may mắn”, ông Chan nói.

Dù việc viết thư pháp chỉ mang tính thời vụ, song ông Chan đã gắn bó với nghề này suốt nhiều thập kỷ qua. Mỗi bức "Fai Chun" được bán với giá khoảng 35 đôla Hong Kong (tương đương 4,5 USD).

Nhiều lời chúc được viết trên các “Fai Chun” vốn là những lời chúc truyền thống nổi tiếng, song cũng có một số là do các nghệ nhân tự sáng tạo, phản ánh mối quan tâm của họ đối với thời cuộc. Người mua “Fai Chun” thường treo chúng xung quanh cửa ra vào hoặc các ô cửa khác bên trong nhà mình.

{keywords}
Chan King Fat, nghệ nhân thư pháp 80 tuổi ở Hong Kong. Ảnh: AP
{keywords}
Ông Chan King Fat đang viết lời chúc bằng chữ Hán lên các “Fai Chun”. Ảnh: AP
{keywords}
Các nghệ nhân Josiah Lo (phải) 81 và Chung, 90 tuổi, đang viết thư pháp lên các "Fai Chun". Ảnh: AP
{keywords}
Nghệ nhân thư pháp Derek Chan đang viết chữ Hán lên các “Fai Chun”. Ảnh: AP
{keywords}
Một “Fai Chun” được trang trí hình hổ, con giáp của năm 2022, và được bán với giá khoảng 150 đôla Hong Kong (tương đương 19 USD). Ảnh: AP
{keywords}
Các “Fai Chun” được vẽ hình hổ cách điệu của nghệ nhân Edith Ho, được bán với giá 60 đôla Hong Kong (tương đương 7,7 USD). Ảnh: AP
{keywords}
Một khách hàng mua các “Fai Chun” của nghệ nhân Chan King Fat hôm 27/1. Ảnh: AP
{keywords}
Nghệ nhân thư pháp Dereck Kwok cùng một “Fai Chun” do ông chế tác, có giá khoảng 250 đôla Hong Kong (tương đương 32 USD). Ảnh: AP
{keywords}
Khách hàng chụp ảnh cùng một bức “Fai Chun” ghi lời chúc bằng chữ Hán. Ảnh: AP
{keywords}
Các “Fai Chun” của nghệ nhân Raymond Siu được bày bán trên một con phố tại Hong Kong hôm 26/1. Ảnh: AP
{keywords}
Một gia đình đợi nghệ nhân Derek Chan hoàn thành một “Fai Chun” được họ đặt mua hôm 26/1. Ảnh: AP

>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet

Việt Anh

Thế giới chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần 2022

Thế giới chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần 2022

Nhiều quốc gia ở khắp nơi trên thế giới đã tổ chức nhiều hoạt động để đón Tết Nhâm Dần.

Lý do người Trung Quốc mặc đồ màu đỏ đón Tết

Lý do người Trung Quốc mặc đồ màu đỏ đón Tết

Câu chuyện sau đây sẽ giải thích lý do người Trung Quốc khi đón năm mới lại mặc quần áo màu đỏ hoặc đốt pháo.