Kim phun nhiên liệu bị tắc
Kim phun nhiên liệu có chức năng phun nhiên liệu vào buồng đốt với tỷ lệ chính xác. Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành kim phun thường hay “sinh bệnh” làm cho nhiên liệu cung cấp vào động cơ không đúng theo tiêu chuẩn, thậm chí tắc nghẽn. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phun nhiên liệu.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng giật khục khi thay đổi chân ga.
Lọc nhiên liệu bị nghẹt
Hệ thống lọc dầu, lọc xăng bị nghẹt cũng dẫn tới tình trạng trên. Sau một thời gian sử dụng, bộ lọc nhiên liệu thường bị bám cặn, tạp chất. Nếu không được vệ sinh định kỳ cũng rất dễ bị nghẽn lọc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nhiên liệu cũng như tỉ lệ hòa khí ở trong buồng đốt.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ô tô bị giật khi tăng ga. |
Bugi và mobin đánh lửa gặp trục trặc
Khi bugi bị mòn, mobin đánh lửa gặp trục trặc, bộ chia điện hay dây cao áp bị hỏng hóc... đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng đánh lửa của bugi.
Cảm biến lưu lượng không khí gặp trục trặc
Cảm biến lưu lượng không khí có nhiệm vụ giám sát lượng không khí đi vào buồng đốt. Sau quá trình sử dụng, cảm biến lưu lượng không khí cũng sẽ bị bám bụi bẩn, nếu tích tụ quá nhiều cũng sẽ gây nhiễu loạn thông tin, khiến việc kiểm soát lượng khí vào buồng đốt bị thiếu chính xác, làm quá trình đốt cháy bên trong động cơ không còn hiệu quả. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng xe lên ga bị giật, đạp ga bị giật khục.
Cảm biến oxy bị bẩn
Cảm biến oxy có nhiệm đo lượng không khí dư oxy dư trong khí thải động cơ để ECU điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và không khí phù hợp. Cũng tương tự như các loại cảm biến khác, nếu cảm biến gặp trục trặc do bụi bẩn hoặc bất kỳ tác nhân nào cũng sẽ truyền tín hiệu sai lệch đến ECU.
Không khí bị tràn vào buồng đốt
Trong khi động cơ đang hoạt động, nếu hệ thống đường ống, đường xi-lanh bị nứt có thể kéo theo sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài buồng đốt. Điều này sẽ khiến lượng không khí bên trong buồng đốt bị quá tải.
Động cơ phải hoạt động với tỷ lệ hòa khí chuẩn, nếu không khí xâm nhập vào sẽ làm thay đổi tỉ lệ hòa khí, dẫn đến làm giảm hiệu quả của quá trình đốt cháy, thậm chí không đốt cháy được nhiên liệu. Lỗi này khiến xe bị khựng lại khi tăng tốc, giật khi lên ga...
Theo Lao động
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những căn bệnh trở thành "đặc sản" trên ô tô cũ
Máy bị ì, yếu, rung giật; điều hoà kém mát; đi hay bị nhao lái; phanh không ăn,... là một số căn bệnh rất thường gặp trên những ô tô đã qua sử dụng.