Từ nghèo khó trở thành tỷ phú với nhà cao, cửa rộng, đi xe sang là hình ảnh phổ biến ở những ngôi làng tỷ phú ‘có 1 không 2’ này.

Cả làng thành tỷ phú nhờ buôn thịt lợn

Khởi nghiệp từ việc đi buôn bán thịt lợn đến nay, thôn Miêng Thượng, xã Hoa Sơn, Ứng Hòa, Hà Nội đã trở thành làng tỷ phú với biệt thự san sát, nhiều gia đình tậu nhà đất trên trung tâm thành phố.

{keywords}

Đến thôn Miêng Thượng, khách sẽ thấy các tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau từ đầu làng đến cuối làng

Theo ông trưởng thôn Nguyễn Bá Lục, trước năm 1993 nếu như cả thôn Miêng Thượng đứng lên vay 1,5 tỷ để phát triển kinh tế thì người ta đều sợ không dám cho mượn vì dân ở đây quá nghèo, khó có khả năng chi trả. Thế nhưng, ít ai biết rằng, giữa làng quê nghèo nàn một thời sống nhờ vào dăm ba sào ruộng ấy giờ đây lại “đổi đời” thành một ngôi làng sản sinh ra rất nhiều tỷ phú.

Kể về người đầu tiên có công trong việc đưa bà con đến với nghề đi chợ, trong thôn ai cũng nhắc đến ông Nguyễn Văn Sinh (sinh năm 1944). Hiện nay, 3 trong số 4 người con của ông Sinh đều nối gót cha mẹ, làm giàu từ nghề buôn bán thịt.

{keywords}

Hiện nay các con ông Sinh đều có cơ ngơi riêng và tậu được nhà đất trên Hà Nội

Theo lời kể của ông Sinh, năm 1993, được bạn bè mách nước ông lên Hà Nội, tìm đến chợ Định Công để tìm mối buôn bán giò chả. Một năm sau, người con trai cả Nguyễn Văn Tài (sinh năm 1972) theo cha mẹ lên Hà Nội làm nghề buôn bán thịt lợn.

Sau hai, ba năm liên tiếp làm ăn không có lãi, thiếu trước hụt sau, gia đình ông tính chuyện về quê đào ao thả cá. Song cái máu kinh doanh luôn thường trực trong người lạị thôi thúc ông một lần nữa thuyết phục vợ con quyết tâm làm lại.

Ông Sinh nhớ lại “thời điểm những năm 1997, 1998 trung bình một ngày người con trai cả bán hết 6 con lợn thu lãi 3, 4 triệu/ngày là chuyện bình thường. Đến nay, tất cả các con của ông đều có rinh cơ riêng và có tiền tỷ trong nhà”.

Thấy gia đình ông giàu lên nhanh chóng, người dân trong làng từ đó mới bắt đầu học theo. Nhà nhà vận động con cháu ra Hà Nội đi chợ, có những gia đình 5 người con thì cả 5 người đều đi bán thịt.

Tính đến thời điểm hiện tại, người dân thôn Miêng Thượng gắn bó với nghề buôn bán này đã hơn 10 năm. Tuy nhiên, theo ông Sinh nghề này chỉ thực sự phát trong vòng 7 năm trở lại đây.

Cả làng tỷ phú đồng nát mua xe hơi, xây biệt thự

Câu chuyện về ngôi làng có nhiều tỷ phú ở nhà lầu đi xe hơi nhưng làm nghề đồng nát tại xã Diễn Tháp, Diễn Châu, Nghệ An đã thực sự làm nhiều người phải ngỡ ngàng.

Những năm 1990 trở về trước, người dân hầu hết làm nông. Mỗi nhà được vài ba sào ruộng khoán nên cuộc sống nghèo xơ nghèo xác, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất huyện.

Sau đó, nhờ nhạy bén với thời cuộc, người dân bắt đầu dùng xe đạp cà tàng đi buôn đồng nát. Ban đầu họ chỉ đi thu gom ở các huyện xã trên địa bàn tỉnh rồi sau đó tiếp tục mở rộng địa bàn ra các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc. Thời gian đầu họ chỉ mua đồng nhưng sau thấy nhôm, sắt, nhựa… cũng nhiều nên gom về nhập cho các đại lý lớn thu mua.

{keywords}

Hai bên đường vào trung tâm xã Diễn Tháp là những dãy nhà biệt thự liền kề nhau.

Thời điểm đó cả làng đi buôn đồng nát và thu mua đủ thứ như đưa xoong nồi đi đổi đồng nát, buôn lông vịt, dép nhựa hỏng, bao bì, chai lọ… Cứ hễ cái nào mua được, bán được là họ buôn hết. Cũng từ đó Diễn Tháp còn có tên gọi khác là "Làng phế liệu".

Khi phế liệu trong nước dần khan hiếm hơn, họ lại lân ra sang tận Lào để thu mua. Thời điểm đó, giá phế liệu tại Lào vô cùng thấp, thế là người dân trong xã lại ồ ạt kéo nhau sang nước bạn. Lúc đầu là đi xe máy, rồi lên gửi xe khách, tiếp đó là mua ôtô riêng.

Mỗi chuyến phế liệu từ Lào về lại được tập kết ở các đại lý của Diễn Hồng (xã cạnh đó). Sau công đoạn qua phân loại, tái chế phế liệu được đưa trở lại Lào bán với giá cao. Dần dần, Diễn Tháp phất lên nhanh chóng và trở thành một trong những xã giàu nhất tỉnh Nghệ An.

Bắt đầu từ năm 2000 người dân Diễn Tháp đua nhau xây nhà tầng, biệt thự khiến dân quanh vùng vô cùng ngạc nhiên. Chỉ trong một thời gian ngắn, xã mang một bộ mặt hoàn toàn mới. Những ngôi nhà biệt thự nằm san sát thành một con phố dài dọc trung tâm xã. Số biệt thự trong xã thì không đếm xuể vì hầu như nhà nào cũng xây cho mình một căn nhà khang trang khi đã có nguồn vốn nhất định.

{keywords}

Những ngôi biệt thự lộng lẫy như thế này ở Diễn Tháp không phải là hiếm

Làng tỷ phú nhờ buôn… “góc con người”

Nghề buôn tóc xuất hiện ở làng Đông Bích (Đông Thọ, Yên Phong, Bắc Ninh) từ năm 2002 và đã giúp làm cho cuộc sống người dân nơi đây khá giả, nhiều người trở thành tỷ phú nhờ buôn tóc xuất khẩu.

{keywords}

Hầu hết các hộ dân của làng đều làm nghề buôn tóc, tóc dài, tóc vụn, tóc rối bày khắp trong nhà, ngoài sân. Hầu hết các hộ dân của làng đều làm nghề buôn tóc, tóc dài, tóc vụn, tóc rối bày khắp trong nhà, ngoài sân.

Về làng Đông Bích, từ người già đến đến trẻ em, mỗi người một việc. Hàng ngày, những người phụ nữ ở nhà sơ chế tóc hoặc đi thu mua tại các tỉnh lân cận, đi về trong ngày, đàn ông và thanh niên thì chia nhau tới các tỉnh thành trên cả nước để thu mua tóc.

Tóc mua được chia theo nhiều loại: tóc rối, tóc dài, tóc cắt, tóc tỉa, tóc lộn đầu, tóc cùng đầu… Trung bình tóc được mua với giá 2 triệu - 3 triệu/kg. Đối với tóc tỉa thì có giá cao hơn thường được mua với giá trên 4 triệu/kg. 

Tóc sau khi sơ chế, phân loại sẽ được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc. 

Làng đại gia và nghề đồng nát quý tộc ở Nam Định

Xã Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định vốn nổi tiếng với nghề chế tác gỗ mỹ nghệ thủ công hàng chục năm nay, nhưng ít ai biết rằng, Hải Minh còn là một trung tâm đồ cổ nổi tiếng của cả nước. Trong mỗi chuyến đi “săn” đồng nát, chỉ từ một món đồ cũ.

{keywords}

Bộ Trâm thư dát vàng thời Bảo Đại trị giá 800 triệu đồng.

Hải Hậu vốn là một huyện nằm ven biển với tính chất thuần nông, người dân quanh năm chỉ biết có cây lúa, đánh bắt thuỷ hải sản. Nhưng hiện nay ở nơi đây lại đang nổi như cồn bởi thú chơi hết sức quý tộc là cây cảnh và đồ cổ. Chỉ đếm qua cũng đã có cỡ 50 người buôn bán cổ vật chuyên nghiệp, hàng trăm, hàng ngàn người chơi nghiệp dư.

Và ở nơi trung tâm của thứ nghề đặc biệt này, xã Hải Minh, đồ cổ là một nghề mà nhiều người trưởng thành nên thầy, nên thợ từ nghiệp…Đồng nát Hải Minh là đồng nát xuyên quốc gia, dọc ngang khắp Bắc – Trung – Nam với những “bang hội” đông đảo, mạnh nhất là hội của dân xóm 9 với hàng trăm người.

Ở đây người ta gọi khu buôn bán đồ gỗ mỹ nghệ, đồ cổ của Hải Minh là khu Tân Tiến với hàng chục cửa hàng buôn bán nằm san sát nhau, chẳng khác gì một phố buôn bán lớn ở Hà Nội.

Người ta đùa rằng, ở Tân Tiến, mỗi nhà có vài chiếc xe hơi, hàng chục tỷ đồng là chuyện bình thường, bởi nghề buôn bán đồ cổ đã đem lại lợi nhuận rất lớn.

{keywords}

Sập gụ, tủ chè, đồng hồ côn… những thứ tưởng đã lỗi thời nhưng coi chừng, đụng vào sẽ “bỏng tay” vì giá.

Thợ Hải Minh không hề qua một trường lớp đào tạo nào, tự học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, thế nhưng đồ cổ Hải Minh lại nổi tiếng cả nước vì sự quý hiếm và giá trị của nó.

Thời gian gần đây, cơn sóng ngầm trong giới sưu tầm cổ vật bỗng bùng lên dữ dội mặc cho suy thoái kinh tế, mặc cho giá cả lạm phát. Đồ cổ đã thực sự làm nên bộ mặt mới cũng như tạo dựng thương hiệu cho xã Hải Minh.

Làng xuất ngoại sắm xe sang, lấy vợ nước ngoài

Hơn chục năm trước thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) là một trong những làng khó nghèo nhất nhì xã. Bây giờ, làng nghèo đã thay da đổi thịt. Nhà lầu, biệt thự, xe sang lũ lượt kéo nhau về làng mỗi khi Tết đến.

Kể về ngôi làng giàu có, Bí thư xã cho hay, thanh niên trong làng sang Lào làm công nhân xây dựng, ông chủ cũng là người làng nên nương tựa nhau. Chỉ cần bỏ sức làm, ăn ở thì có chủ nuôi, đến khi hết việc về quê ông chủ thanh toán nên gom được món tiền về xây nhà. Nhờ đó, bộ mặt làng quê thay đổi hẳn. Đường bê tông được xây dựng. Nhiều người đi Lào đứng ra đóng góp tiền làm đường, kéo điện thắp sáng cho thôn xóm.

{keywords}

Biệt thự nguy nga tráng lệ của ông Nguyễn Bảy đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Ông Nguyễn Bảy mới từ Lào về và hiện đang xây biệt thự nguy nga tráng lệ nhất trong xã cho biết, ông sang Lào làm ăn từ năm 1997 và vào làm tại một công ty của Lào. Có việc làm, thu nhập tốt, nhưng khó khăn nhất vẫn là ngôn ngữ. Vì vậy, cả nhóm anh em quyết học tiếng Lào. Nhờ cần mẫn cộng với sự chăm chỉ, hơn 3 năm sau vừa làm vừa học tiếng đã giao tiếp được. Cả nhóm đứng ra thành lập công ty nhỏ nhận thầu lại công trình.

Thời gian đầu, để tìm được mối làm ăn, những người Việt mới qua không chỉ cạnh tranh với người Lào mà cạnh tranh ngay cả với người Việt. Công việc ban đầu khá khó khăn. Sau 2 năm, anh Bảy đã tìm được chỗ đứng cho riêng mình.

Câu chuyện về làng giàu và những nông dân đi chân đất, cưỡi ô tô sang lấy vợ ngoại về làng xây biệt thự như ông Bảy không hiếm. Bí thư chi bộ thôn cho biết, nhẩm tính trong thôn có cả chục người như ông Bảy. Phần lớn họ đi lên từ đôi bàn tay trắng, vài người qua Lào làm ăn rồi cưới luôn vợ Lào và chung sống khá hạnh phúc.

{keywords}

Nhiều người tậu được nhiều xe con với biển số đẹp.

Thôn 5 xã Hòa Khương giờ là làng độc nhất có nhiều người xuất ngoại sang Lào làm ăn, mang lại cuộc sống ấm no. Lớp trẻ ngày nào lớn lên, học xong cấp 2, cấp 3 là sang Lào làm ăn. Hiện nhiều nhà có 2-3 người.

 (Theo Việt Báo)