- Hen phế quản nghề nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng trên toàn thế giới, gây mất khả năng lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Nguyên nhân phát sinh bệnh là do sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp các dị nguyên dị ứng, hóa chất độc hại trong quá trình lao động. 

Đứng đầu trong danh sách những nghề dễ mắc bệnh hen suyễn phải kể đến đó là: Nghề làm bánh, nghề giáo viên, thợ làm tóc, lính cứu hỏa và công nhân khai thác mỏ.

Nghề làm bánh

Các nhà khoa học Anh đã tiến hành khảo sát 113 thợ làm bánh. Họ rất bất ngờ khi gần một nửa số này gặp vấn đề về đường hô hấp. Trong số đó, có 25% khó thở, 27% bị kích thích vùng mũi, 10% bị ho, 16% tức ngực và 10% mắc chứng thở khò khè. Nguyên nhân của tình trạng này là do họ phải thường xuyên hít trực tiếp chất bụi từ bột làm bánh vào đường hô hấp, gây tổn thương phổi.

{keywords}

Đặc điểm bệnh hen phế quản ở nghề làm bánh là: nhiều người thường bị ho từ thứ hai đến thứ sáu, nhưng lại bình phục nhanh chóng khi được nghỉ cuối tuần hay các kỳ nghỉ dài. Lý giải cho điều này, Tiến sĩ Andrew Curran tham gia nghiên cứu cho biết: Người làm bánh thường xuất hiện ho khi vào nghề trong một thời gian ngắn, nhưng các triệu chứng chỉ tấn công khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, nếu tránh xa các dị nguyên gây kích thích, thì người bệnh sẽ phục hồi ngay thể trạng ban đầu.

Nghề giáo viên

{keywords}

Nghề giáo viên có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp (viêm mũi dị ứng, hen phế quản...). Thủ phạm chính gây ra những căn bệnh này là bụi phấn. Khi tiếp xúc với bụi phấn thường xuyên, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng chống lại, sự tương tác tạo ra chất histamin gây viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Thêm vào đó, việc nói quá nhiều khiến cổ họng đau rát, viêm họng gây ho, khó thở. Để đảm bảo sức khỏe, nhiều giáo viên mắc hen suyễn nặng phải chấp nhận chuyển nghề. Để phòng bệnh, giáo viên nên có những bài tập dành riêng cho hệ hô hấp, điều chỉnh giọng nói khi giảng, kết hợp dùng thêm các sản phẩm tốt cho giọng như: gừng pha mật ong, chanh muối...

 

Thợ làm tóc

{keywords}

Đại diện bộ phận dị ứng và miễn dịch - Viện khoa học Pavia, Italy, Tiến sĩ Gianna Moscato đã tiến hành theo dõi suốt bảy năm với 47 thợ làm tóc có tiếp xúc với các chất tẩy. Khi tiến hành đánh giá chức năng phổi qua test dị ứng của các bệnh nhân, họ phát hiện ra có đến khoảng 51% mắc bệnh hen suyễn nghề nghiệp; 8% liên quan đến thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn, 4% liên quan đến nhựa mủ và 87,5% do muối persulfate - một hóa chất được dùng như chất tẩy. Thêm vào đó, 54% bị cả viêm mắt - mũi - họng do muối persulfate, 36% số người tham gia bị viêm da. Tiến sĩ Gianna Moscato khuyến cáo thợ làm tóc cần có những biện pháp bảo vệ kịp thời để tránh nguy cơ mắc hen phế quản gia tăng.

Lính cứu hỏa

Khi các nguyên liệu trong tòa nhà bốc cháy sẽ giải phóng ra bồ hóng và khói chứa các hóa chất như benzen, perchloroethylene, methylene chloride, trichlorophenol, toluene, trichloroethylene và formaldehyde, cadmium, amiăng và các kim loại chì. Đây là những chất trực tiếp gây ung thư cho con người và các bệnh có liên quan đến đường hô hấp như hen phế quản.

{keywords}

Nhiệm vụ của lính cứu hỏa là phải trực tiếp đối mặt với khói bụi nguy hiểm để dập tắt đám cháy. Mặc dù thiết bị hô hấp và quần áo bảo vệ của họ khá tốt, nhưng sau khi ra ngoài cởi bỏ bộ máy hô hấp, họ vẫn phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn khí độc hại. Không những thế, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, chất độc hại khi đốt cháy sẽ hấp thụ vào da qua lỗ chân lông làm tăng gấp đôi nguy cơ gây ung thư và hen phế quản.

 

Công nhân khai thác mỏ

Khai thác mỏ là ngành lao động được xếp vào loại có mức độ nguy hiểm và độc hại nhất. Người lao động luôn phải đối mặt với nguy cơ sập hầm, lở đất, nhiễm độc khí mêtan và bệnh nghề nghiệp phổ biến như: ung thư, điếc do tiếng ồn, bệnh hen phế quản do hít phải bụi than, khí độc (CH4, CO, CO2, TNT...).

{keywords}

Một số công đoạn khai thác mỏ như đào, xúc, nghiền sàng, múc, nổ mìn, khoan đá, vận chuyển, bốc dỡ đất đá than, quặng có phát sinh bụi, nồng độ bụi toàn phần vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) từ 15 – 30 lần, tương đương với 30 - 100mg/m3. Hàm lượng silic tự do trung bình từ 15 – 21%, nồng độ bụi hô hấp có nơi vượt TCVSCP từ 9 – 11 lần. Theo thống kê, khoảng 3-14% tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi – silic và bệnh hen phế quản mạn tính là khoảng 19,3%. Vì tính nguy hiểm và độ độc hại kể trên nên các biện pháp bảo vệ và chế độ đãi ngộ dành cho công nhân mỏ rất được chú trọng.

Nguyễn Thu Hiền