Dù ra mắt mẫu xe đầu tay vào năm 2008 mang tên Roadster nhưng Tesla chỉ thực sự trở thành một hiện tượng kể từ năm với bom tấn Model S. Tesla cùng với những sản phẩm của mình đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng xe điện không hề kém cỏi và nhàm chán. Chúng vẫn có thể chạy trên những quãng đường dài và thậm còn tăng tốc tốt hơn xe hơi truyền thống. Không những vậy, chúng còn đem đến sự yên tĩnh gần như tuyệt đối và không gây ô nhiễm môi trường. Đấy là chưa kể tới cabin rộng rãi do lược bỏ được không ít thành phần truyền động. Với những lý do ở trên, Tesla đã làm nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xe hơi.

{keywords}
 

Nhưng tất nhiên, đó không phải là lần đầu tiên mà nhân loại được chứng kiến một đột phá như vậy. Bởi trước Tesla, đã có không ít chú ngựa ô gây chấn động ngành công nghiệp ô tô bằng những đột phá mang tính bước ngoặt. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm lại những hiện tượng như vậy.

1. Panhard
Được thành lập vào năm 1887, Panhard là một thương hiệu xe hơi đến từ Pháp. Ban đầu, Panhard bước chân vào ngành công nghiệp ô tô bằng việc mua giấy phép sản xuất động cơ 2 xi-lanh từ Daimler. Những chiếc xe đầu tay của Panhard đã thiết lập nhiều tiêu chuẩn cho xe hơi hiện đại khi sở hữu chân côn hay hệ thống tản nhiệt ở phía trước. Và sau một vài thắng lợi tại các cuộc đua về sức bền, Panhard đã quyết định rời cuộc chơi và tập trung hơn vào các đột phá công nghệ. Trong đó, đáng kể nhất là động cơ không van.

{keywords}
 

Đến thời kỳ hậu thế chiến II, hãng này chuyển hướng sang những chiếc xe giá mềm hơn thay vì những sản phẩm cao cấp, sang trọng như thời kỳ trước chiến tranh. Không dừng lại ở đó, Panhard về sau còn cho ra những chiếc xe được tối ưu khí động học đáng kể và sử dụng nhiều vật liệu trọng lượng nhẹ nhằm nâng cao tính kinh tế. Tuy nhiên, thương hiệu này đã không có cơ hội để cải thiện và mở rộng dòng sản phẩm của mình cho khủng hoảng tài chính trong thập niên 1960.

2. Ford Model T

Nếu nói đến đột phá mà không nhắc tới Ford Model T thì thật là một sai lầm. Được sản xuất trong giai đoạn 1908-1927, Model T là chiếc xe thành công nhất ở đầu thế kỷ 20 và là một trong những sản phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại. Chiếc xe này đã thực sự làm thay đổi cách người Mỹ di chuyển cũng như chính cuộc sống của họ. Vậy lý do nào khiến Model T đặc biệt đến vậy?

{keywords}
 

Mọi thứ bắt nguồn từ ý tưởng của Henry Ford muốn tạo ra một chiếc xe giá rẻ mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu nhưng phải bền bỉ và dễ sửa chữa. Và yếu tố tiên quyết để làm được điều này đến từ cuộc cách mạng trong khâu sản xuất. Bên cạnh các máy móc, công nhân sẽ được chuyên môn hóa, mỗi người chỉ làm một phần việc. Nhờ đó, sản lượng tăng gấp bội và giúp hạ giá thành sản phẩm. Có thời điểm, Model T đã chiếm tới 40% sản lượng xe hơi tại Mỹ. Ngoài ra, một điểm nhấn khác của chiếc xe này chính là sự đa dạng về tùy chọn, khởi nguồn cho khái niệm cá nhân hóa trên ô tô ngày nay.
3. Rumpler Motor Company

Kỹ sư cơ khí người Áo Edmunds Rumpler muôn áp dụng các kiến thức của mình trong lĩnh vực hàng không lên những chiếc ô tô. Vào năm 1921, ông thiết kế nên một model mang phong cách tàu ngầm có tên gọi Tropfenwagen. Điểm đặc biệt của chiếc xe này nằm ở hình dạng giọt nước với hệ số lực cản siêu thấp, chỉ 0,28. Với khối động cơ 6 xi-lanh mạnh 36 mã lực, Tropfenwagen có thể đạt tốc độ 105km/h. 

{keywords}
 

Dù vậy, vào thời điểm đó, điều kiện đường sá vẫn còn nghèo nàn và không cho phép người ta dễ dàng di chuyển ở một vận tốc như vậy. Đồng thời, quan niệm về tiết kiệm nhiên liệu vẫn chưa được hình thành. Thế nên, chiến lược marketing tốt nhất lúc bấy giờ cũng không cứu vãn được Tropfenwagen. Đấy là chưa kể khách hàng cũng than phiền rằng xe không có khoang chứa đồ và tâm lý hãi hùng khi nhìn thấy hình dáng kỳ dị của nó.
4. Volvo

Volvo là thương hiệu gắn liền với những đột phá về công nghệ. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1935 khi hãng này giới thiệu model PV 36. Với việc đèn pha được tích hợp liền với thân xe trong khi bánh sau cũng được che đậy lại, PV 35 sở hữu hiệu năng khí động học vượt trội hầu hết các đối thủ cùng thời. Dù vậy, PV 36 lại bị chê là một chiếc xe nặng nề, thiếu sức mạnh và đắt đỏ.

{keywords}
 

Tuy nhiên, những vấn đề này không thể khiến Volvo ngừng thử nghiệm những ý tưởng mới. Một trong những đột phá lớn nhất của hãng này chính là đai an toàn 3 điểm ra mắt vào năm 1959. Về sau, Volvo đã xóa bỏ quyền sở hữu trí tuệ với công nghệ này và các thương hiệu khác có thể trang bị chúng trên những chiếc xe của mình mà không cần mua bản quyền. Đến nay, không một thương hiệu nào dám bán ra những chiếc xe mà không có trang bị này.
5. Cord

Trong thời kỳ mà phần lớn những chiếc ô tô đều sử dụng hệ dẫn động cầu sau, Cord – một thương hiệu đến từ Mỹ lại nghiên cứu hệ dẫn động cầu trước. Và L-29 chính là chiếc xe Mỹ FWD đầu tiên được bán ra và cũng là một trong những mẫu xe FWD đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, cuộc đại khủng hoảng vào năm 1929 đã khiến cho những sản phẩm đắt tiền như L-29 bị dừng lại sau khi 5000 chiếc đã xuất xưởng.

{keywords}
 

Cord gần như biến mất trong vài năm trước khi trở lại với model 810 vào năm 1935. Bên cạnh hệ dẫn động cầu trước, sản phẩm này còn cho thấy sự khác biệt với đèn pha được đậy lại – một nét thiết kế đã trở thành trào lưu trong những năm sau đó. Nói chung là Cord đã tạo nên một chiếc xe của tương lai. Về sau 810 được nâng cấp thành 812 với hệ thống siêu nạp. Dù vậy, đột phá này đã không đủ để giúp Cord tồn tại và thương hiệu này đã phá sản vào năm 1937.
6. Stout Motor Car Company

Nhà thiết kế hàng không Williams Stout đã phát minh ra dòng minivan khá lâu trước khi Volkswagen tung ra dòng Bus đình đám của mình. Vào năm 1934, ông thành lập nên Stout Motor Car Company và phát triển một mẫu xe gia đình cỡ lớn có tên gọi Scarab. Chiếc xe này tỏ ra khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại ở thời kỳ đó. Không chỉ thiết kế, sự hiện đại còn được thể hiện bên trong cabin với hệ thống chiếu sáng nội thất, khóa điện hay hệ thống lọc bụi. Thậm chí xe còn trang bị bộ ghế bọc da có thể được di chuyển khắp cabin.

{keywords}
 

Đi kèm với những đột phá nêu trên là một mức giá cực chát, lên tới 5000 USD, quy ra ngày nay là khoảng 95.000 USD (khoảng 2,2 tỷ đồng). Và Stout chỉ bán Scarab thông qua giấy mời. Tổng cộng chỉ có 9 chiếc được tạo ra.
7. Saab

Cùng với Volvo, Saab đã từng là một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Thụy Điển. Tương tự như Rumpler, Saab cũng bước chân vào lĩnh vực ô tô với các kinh nghiệm trong ngành hàng không. Và chiếc xe đầu tay của hãng này, 92 mang hình dạng của cánh máy bay. Những đột phá của Saab chủ yếu tập trung vào hai mảng: hiệu năng và độ an toàn. Ví dụ như model 99 xuất hiện vào năm 1968 được bố trí khoang đánh lửa nằm giữa hàng ghế trước để bảo vệ đầu gối của tài xế trong trường hợp xảy ra va chạm. Trong khi đó, bộ kính chắn gió mang phong cách máy bay chiến đấu thì lại giúp gia tăng tầm nhìn. Đến năm 1978, 99 được bổ sung thêm hệ thống tăng áp.

{keywords}
 

Đến những năm 1990, Saab nằm dưới quyền điều hành của tập đoàn GM. Khi đó, hãng này cố gắng trở thành một đối trọng với BMW và Audi của người Đức. Nhưng thay vì hướng tới sự phổ thông, Saab vẫn giữ đề cao những sự độc đáo. Nhưng sau nhiều năm thua lỗ, Saab đã bị GM bán đi và đệ đơn phá sản vào năm 2012. Hiện nay, thương hiệu này đang thuộc quyền sở hữu của National Electric Vehicles Sweden (NEVS) – đơn vị đang có kế hoạch hồi sinh Saab.

Theo Xedoisong

Những vụ ‘phá xe’ đắt giá nhất lịch sử

Những vụ ‘phá xe’ đắt giá nhất lịch sử

Những chiếc xe có giá hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu USD như Ferrari 250 GTO, chỉ cần va quẹt hoặc đâm đụng, thiệt hại sẽ vô cùng lớn.