- Những câu chuyện buồn về đồng tiền len lách vào mọi ngõ ngách cuộc sống, dần chi phối mọi chuyện và không ngoài cả môi trường giáo dục.

Nhân đọc bài viết "Đồng tiền đang khiến con người xa nhau hơn" trên VietNamNet, một độc giả ở Lâm Đồng đã chia sẻ câu chuyện:

Chị Ánh Ngọc, giáo viên một trường THCS ở Lâm Đồng kể: Ở trường nơi chị giảng dạy có một số giáo viên bất kể làm thêm việc gì cho nhà trường hay giúp học sinh (ngoài nhiệm vụ chuyên môn) cũng đỏi hỏi quyền lợi và quy ra số tiết để yêu cầu nhà trường thanh toán.

{keywords}

 

Chị nhớ có lần vào thời điểm cuối học kỳ II năm học vừa qua, trong cuộc họp hội đồng sư phạm, ban giám hiệu đưa ra đề xuất để nâng cao chất lượng cuối năm, yêu cầu giáo viên bộ môn các khối rà soát và lập danh sách học sinh yếu bộ môn để mở lớp dạy tình thương (dạy không có thù lao) cho các em này.

 Cô hiệu trưởng vừa dứt lời thì thầy H (một giáo viên luôn tự hào có 30 năm trong nghề) xin có ý kiến “Không thể bắt giáo viên đi dạy tình thương mà không trả thù lao, nếu học sinh không phải đóng tiền học thêm thì nhà trường tự cân đối nguồn kinh phí để trả cho giáo viên. Thời buổi này làm gì có chuyện tình thương, đau bệnh sắp chết đến bệnh viện gửi cái xe cũng mất 3000đ, có ai thương mình không?”.

Chị Ngọc kể, sau ý kiến của thầy H, mỗi người một suy nghĩ nhưng chẳng ai dám phát biểu, sợ động chạm, mất lòng… Thế là không còn ý kiến nào khác có nghĩa là đồng ý. Tôi hỏi chị: “Thế sau đó ban giám hiệu giải quyết ra sao?”. Chị trả lời: “Nhà trường thống nhất mỗi tiết dạy quy ra 50.000đ gọi là hỗ trợ thôi chứ tính theo tiết tăng giờ thì làm sao nhà trường trả nổi”.

Một câu chuyện khác liên quan đến chế độ nghỉ phép hè của giáo viên, để tránh gian lận trong thanh toán tiền phép năm. Sở Tài chính Lâm Đồng có văn bản quy định hồ sơ thanh toán tiền phép ngoài đơn xin nghỉ phép đi thăm cha mẹ vợ (chồng) do đơn vị cấp có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đến nghỉ phép, vé tàu, xe còn phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế chứng thực bố, mẹ đẻ hoặc bố mẹ chồng đang đau ốm… thì mới được thanh toán.

 Vậy mà ở trường tôi để hưởng chế độ phép một số người có quê gốc Bắc và miền Trung cha mẹ bên vợ, bên chồng đã mất từ lâu. Nhưng kỳ nghỉ hè nào cũng làm đơn xin nghỉ phép về thăm cha mẹ, và lo được đầy đủ hồ sơ theo quy định để thanh toán. Chuyện còn cha mẹ để về thăm hay không thì ở trường hầu như ai cũng biết nhưng chẳng ai dám lên tiếng vì họ nghĩ nói ra thêm “gây thù chuốc oán”, vả lại tiền của nhà nước mất gì của mình đâu.

 

{keywords}

Một cô bạn là giáo viên kiêm chủ tịch công đoàn một trường mầm non cũng ở Lâm Đồng kể: Năm học vừa rồi trường có cô giáo tên T đến tuổi nghỉ hưu. Thay mặt ban chấp hành công đoàn cô vận động giáo viên trong trường mỗi người đóng 100.000đ để mua quà tặng cô T làm kỷ niệm.

Số tiền thu được là 1.900.000đ, ban chấp hành Công đoàn suy tính mãi không biết mua qua gì để tặng vừa ý nghĩa lại hợp túi tiền. Cuối cùng có ý kiến mua cho cô T một chiếc nhẫn vàng trang sức để cô đeo vừa đẹp mà hàng ngày mỗi lần nhìn thấy chiếc nhẫn cô lại nhớ đến bạn bè đồng nghiệp, nhớ trường nhớ lớp… Ý kiến được chấp thuận ngay vì ý nghĩa quá đi chứ.

Ngày hôm sau bạn tôi tới gặp cô T: “Cô ơi công đoàn định mua tặng cô một chiếc nhẫn vàng tây. Bây giờ em nhờ cô đi cùng em ra tiệm vàng ngoài thị trấn để lựa chiếc nhẫn vừa ý”. Cô T trả lời: “Các em có lòng mua quà kỷ niệm cô, cô cám ơn tập thể nhiều lắm. Nhưng cô không thích vàng tây vì vàng tây khi cần bán mất giá lắm. Tốt nhất các em cứ đưa tiền cho cô, cô thích gì thì cô mua sau”.

Hoàng Thịnh (Lâm Đồng)