Có những cặp vợ chồng sống với nhau, rất yêu nhau nhưng mãi không có con, đến khi chia tay, họ gặp người khác thì lại mau chóng có con. Bài viết này sẽ phần nào lý giải cho những trường hợp đó.

Vô sinh vì vợ kháng tinh trùng của chồng

Cưới nhau 5 năm chưa có con, vợ chồng chị Hoa ở Nam Định nhiều lần đi khám. Anh chị đã khám từ các phòng khám tư uy tín đến các bệnh viện hàng đều. Kết quả mấy lần trước, họ nhận về là khả năng sinh sản bình thường. Anh chị đôn đáo nghe ai mách gì làm thứ đó nhưng chuyện con cái vẫn cứ xa vời.

Trong lần gần đây nhất, anh chị đến khám một bác sĩ được cho là lão luyện trong giới chống vô sinh hiếm muộn ở Hà nội, bác sĩ chỉ định xét nghiệm dịch cổ tử cung của chị. Kết quả là phát hiện trong cơ thể chị có kháng thể chống lại tinh trùng của chồng. Thế là lần này chị mới có phác đồ điều trị bằng cách dùng thuốc ức chế kháng thể.

Cùng hoàn cảnh với chị Hoa, chị Mai ở Tuyên Quang cũng kết hôn được gần 10 năm nhưng vẫn chưa có con. Mặc dù hai vợ chồng hoàn thành khỏe mạnh, Chị Mai cùng chồng cũng đã thăm khám nhiều nơi, nhưng mọi kết quả đều rất bình thường cả hai anh chị đều có khả năng sinh sản tốt. Vì áp lực từ phía gia đình, anh chị đã không gắng gượng được dù vẫn còn thương nhau. Sau ly hôn được 1 năm thì cả hai đều tái hôn. Với tâm lý lo lắng chuyện con cái, chị Mai “thả cửa” nào ngờ chị dính bầu ngay lần đầu tiên. Còn chồng cũ của chị cũng đã có con sau 11 tháng kết hônlần hai. Có thể chị Mai và chồng cũ cũng đã rơi vào trường hợp như vợ chồng chị Hoa.

Theo BS. Nguyễn Hải Yến, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Kháng thể kháng tinh trùng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến vô sinh do miễn dịch. Kháng thể kháng tinh trùng có thể ảnh hưởng đến sinh sản bằng cách giảm khả năng vận động hoặc tăng số lượng tinh trùng không hoạt động, tác động đến sự xâm nhập của tinh trùng qua dịch nhầy cổ tử cung, làm biến đổi tiềm năng và phản ứng cực đầu, can thiệp vào phản ứng giữa tinh trùng và noãn, ức chế quá trình thụ thai.

{keywords}

Ảnh minh họa

Ngoài chuyện phụ nữ có kháng thể kháng tinh trùng của chồng thì cũng có một số trường hợp cơ thể nam giới tự sản sinh ra kháng thể chống lại tinh trùng của chính mình. Thông trường trong trường hợp này, kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy tinh trùng rất yếu, số lượng ít nên khả năng thụ thai giảm.

Tiếp đó, bác sĩ nên cho bệnh nhân làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng tinh trùng thì thường cho kết quả dương tính. Tình trạng kháng tinh trùng nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc để giảm quá trình cơ thể sinh kháng thể chống lại chính mình.

Có điều trị được không?

Để giảm tình trạng có kháng thể kháng tinh trùng, bệnh nhân có thể được sử dụng phương pháp ức chế miễn dịch. Theo đó, bệnh nhân được dùng một số dược chất có thể làm giảm sản xuất kháng thể.

Ngoài ra, các cặp vợ chồng có thể có con bằng các phương pháp: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung hoặc bơm tinh trùng vào trứng. Trong quá trình đó, cần theo dõi chăm sóc sau khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

Kiểm tra kết quả có thai sau 2 tuần bằng xét nghiệm định lượng beta HCG và siêu âm tìm túi thai trong tử cung sau khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Hoặc có thể thực hiện thụ thai trong ống nghiệm hoặc phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn.

Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp khác nhau cho từng cặp vợ chồng. Điều đó có thể thấy dù vợ có kháng thể chống lại tinh trùng của chồng thì cơ hội có con của họ vẫn rất lớn. Tuy nhiên điều còn khó khăn hiện nay là nhiều cặp đã không xác định được chính xác nguyên nhân này để mà chữa trị.

Lý do gây ra các kháng thể kháng tinh trùng ở nam giới

Phụ nữ có kháng thể kháng tinh trùng của chồng đó gần như một hiện tượng tự nhiên. Nhưng ở nam giới nếu phạm vào một trong các trường hợp sau thì quý ông sẽ có nguy cơ tự sản sinh kháng thể kháng tinh trùng cao:

1. Thắt ống dẫn tinh: Thắt ống dẫn tinh triệt sản là nguyên nhân hàng đầu sinh kháng thể kháng tinh trùng. Nghiên cứu kháng thể kháng tinh trùng sau thắt ống dẫn tinh ở động vật và người cho thấy kháng thể tăng về tỷ lệ.

2. Sinh thiết tinh hoàn:Thao tác có thể làm tổn thương cơ chế bảo vệ của hàng rào máu-tinh hoàn.

3. Nhiễm khuẩn đường sinh dục: Một số nghiên cứu phát hiện ở đàn ông có tiền sử nhiễm khuẩn đường sinh dục thì tỷ lệ hình thành kháng thể kháng tinh trùng tăng cao so với nhóm không có tiền sử viêm nhiễm.

Theo SKGĐ