- Thưa luật sư, hiện tại khi tham gia giao thông, tôi thấy không chỉ công an giao thông mà còn một số lực lượng khác có quyền yêu cầu dừng xe và xử phạt phương tiện tham gia giao thông. Tôi cảm thấy rất hỗn loạn. Pháp luật có quy định rõ ràng về việc này không? Tại sao lại có nhiều lực lượng chức năng tham gia vào vấn đề này? Luật sư có thể nói rõ giúp tôi lực lượng nào có quyền, không có quyền được không? Tôi xin cảm ơn.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Những lực lượng chức năng nào có thể xử phạt giao thông (Ảnh minh họa)

Nội dung bạn đọc Thanh Thủy hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008, cảnh sát giao thông đường bộ là lực lượng chính có chức năng thực hiện việc xử lý vi phạm giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 87. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ

“1. Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.”

Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP, Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 171/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Điều 68. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

2. Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này như sau:

a) Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định tại Nghị định này;

b) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15 Nghị định này.

3. Cảnh sát giao thông đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường sắt được quy định tại Nghị định này.

4. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 5;

b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;

c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;

e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;

g) Điều 18, Điều 20;

h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6 Điều 23;

i) Điều 26, Điều 29;

k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 66, Điều 67.

5. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4 Điều 5;

b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 6;

c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 7;

d) Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10;

e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11;

g) Khoản 1, Khoản 2 Điều 12;

h) Khoản 1, Khoản 2 Điều 15;

i) Điều 18; Khoản 1, Khoản 2 Điều 20;

k) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 23;

l) Khoản 1 Điều 26; Khoản 1 Điều 29;

m) Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34;

n) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 46; Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 49; Khoản 1 Điều 51; Khoản 1 Điều 66; Điều 67.

6. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Khoản 8 Điều 5;

b) Điểm a, Điểm đ, Điểm h Khoản 3; Điểm m Khoản 4; Điểm d Khoản 5 Điều 6;

c) Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b Khoản 3; Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 7;

d) Điểm đ, Điểm e Khoản 1; Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 3 Điều 8;

đ) Điểm a Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Điểm a, Điểm b Khoản 4; Điểm a Khoản 5 Điều 11;

e) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15;

g) Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5 Điều 16;

h) Điều 19, Điều 20;

i) Khoản 3; Điểm b, Điểm c Khoản 4; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;

k) Điều 22; Điều 23;

l) Khoản 1; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 24;

m) Điều 25, Điều 27, Điều 28;

n) Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 30;

o) Điều 31, Điều 33, Điều 37, Điều 38;

p) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 46; Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 trong trường hợp vi phạm xảy ra tại khu vực đường ngang, cầu chung.

7. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương III của Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 47, Khoản 3 Điều 50, Khoản 3 Điều 53 của Nghị định này.”

Căn cứ theo quy định trên, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn thuộc thẩm quyền của cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội…trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc