Từ ngày 1/8, Nghị định 46/2016/NĐ-CP có nhiều thay đổi về việc phạt hành chính với hành vi vi phạm giao thông...

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đã có hiệu lực từ 1/8/2016. Đây là văn bản mới nhất, thay thế cho các Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và 107/2014/NĐ-CP của Chính Phủ.

Chi tiết các lỗi vi phạm giao thông bị phạt cực nặng đối với ô tô, theo Nghị định 46:

Ô tô lạng lách, "đánh võng" bị phạt tới 20 triệu

Nghị định 46 quy định, nếu điều khiển xe lạng lách, đánh võng khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 7-8 triệu đồng.

Cụ thể, điểm d Khoản 8 Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.

Trường hợp vi phạm quy định này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18-20 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm điểm d khoản 8 còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

{keywords}

Theo Nghị định 46 hành vi dùng chân điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền lên tới 8 triệu đồng

Dùng chân điều khiển xe ô tô bị phạt 8 triệu đồng

Một hành vi mới được bổ sung vào Nghị định 46 là nếu dùng chân để điều khiển vô lăng xe ôtô khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 7-8 triệu đồng.

Cụ thể, điểm d, Khoản 8 Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.

{keywords}

Lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông.

Uống rượu lái ô tô bị phạt tới 18 triệu đồng

Theo quy định tại Nghị định 46, phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm a, Khoản 9, Điều 5); hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (theo điểm b, Khoản 9, Điều 5).

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng (theo Điểm đ, Khoản 12, Điều 5).

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Không chấp hành kiểm tra tải trọng bị phạt tới 16 triệu đồng

Theo quy định tại Nghị định 46 có hiệu lực thi hành từ 1/8, lái xe không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn thùng xe sẽ chịu mức xử phạt tăng nặng từ 14-16 triệu đồng và tước GPLX 3-5 tháng.

Cụ thể, điểm b Khoản 6 Điều 33 Nghị định 46 quy định: Phạt tiền từ 14–16 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Phạt xe chở quá tải tới 130 triệu đồng

Nghị định 46 quy định mức phạt tăng gấp đôi với cả hai hành vi chở hàng vượt tải trọng theo giấy chứng nhận đăng kiểm và chở hàng quá tải trọng cầu, đường với cả lái xe và chủ phương tiện.

Mức phạt cao nhất chở quá tải trên 150% theo giấy chứng nhận đăng kiểm, chủ xe là cá nhân sẽ bị phạt 18-20 triệu đồng; Chủ xe là tổ chức phạt 36-40 triệu đồng, lái xe bị phạt 8-12 triệu đồng. Tương tự, hành vi chở quá tải cầu đường, chủ xe là cá nhân bị phạt 28-32 triệu đồng, chủ xe là tổ chức bị phạt 56-64 triệu đồng, lái xe bị phạt 14-16 triệu đồng. Nghị định cũng quy định mức phạt từ 6-8 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12-16 triệu đồng đối với tổ chức tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, thùng xe.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng GPLX 3-5 tháng, bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định.

Các lỗi vi phạm giao thông bị phạt cực nặng đối với mô tô, xe máy theo Nghị định 46:

Gạt chân chống khi chạy xe sẽ bị xử phạt tới 3 triệu đồng

Theo Nghị định 46 , người tham gia giao thông không gạt chân chống khi chạy xe sẽ bị xử phạt tới 3 triệu đồng. Cụ thể tại điểm a, khoản 7, điều 6 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.

Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h bị phạt tới 4 triệu đồng

Trong nhóm vi phạm về tốc độ, trong NĐ 46 quy định, người điều khiển xe môtô chạy vượt quá tốc độ quy định trên 20 km/h, có thể bị phạt đến 4 triệu đồng và tước GPLX 3 tháng.

Cụ thể tại điểm a, khoản 8, điều 6 quy định Phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng ( điểm b, khoản 12, điều 6).

{keywords}

Người tham gia giao thông hoàn toàn bình thường mà từ chối thổi vào ống thổi đo nồng độ cồn vẫn bị coi là chống đối người thi hành công vụ - Ảnh minh họa

Uống rượu bia lái xe, phạt tới 4 triệu đồng

Tại điểm c, khoản 8, điều 6 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 - 05 tháng.

Điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma túy phạt tới 4 triệu đồng

Tại khoản 11, điều 6 quy định: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

{keywords}

Nam thanh niên không đội MBH, sau đó buông hai tay, dùng chân điều khiển xe máy trên cầu Nhật Tân, Hà Nội.

Dùng chân điều khiển xe máy bị phạt tới 7 triệu đồng

Theo Nghị định 46, nếu dùng chân để điều khiển xe máy khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 5.000.000 -7.000.000 đồng.

Cụ thể tại điểm a, khoản 9, điều 6 quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 -7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy dùng chân điều khiển xe khi xe đang chạy trên đường.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 -05 tháng, tịch thu phương tiện.

(Theo Báo Giao thông)