- Bệnh nhân mắc các căn bệnh nguy hiểm về máu ngày càng có nguy cơ tăng nhanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về những căn bệnh này.


Cuộc sống hiện đại khiến ngày càng có nhiều người mắc các căn bệnh nguy hiểm về máu. Tuy nhiên, những kiến thức ít ỏi về bệnh liên quan đến máu khiến cho sức tàn phá của căn bệnh thêm trầm trọng.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một số bệnh máu thường gặp.

{keywords}


Bệnh tan máu bẩm sinh

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu. Bệnh có yếu tố di truyền - bẩm sinh và gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể.

Bệnh nhân da xanh xao, nhợt nhạt và mệt mỏi do thiếu máu kéo dài. Nếu để tình trạng  này kéo dài dẫn tới gan lách to ra, biến dạng cả bộ mặt. Giải quyết tình trạng thiếu máu của bệnh nhân máu tan chỉ có thể là truyền máu nhiều lần để đảm bảo duy trì lượng huyết cầu ổn định trên 100g/lít để bệnh nhân sinh hoạt và phát triển bình thường không bị to gan, to lách.

Tan máu bẩm sinh là căn bệnh nguy hiểm tác động đến hàng ngàn người trong đó có trẻ em. Những khó khăn về kinh tế cũng như những mặc cảm do di chứng của bệnh gây ra khiến cho bệnh nhân mặc cảm, thiếu tự tin.

Bố mẹ mang gen Thalassemia thì con sinh ra có khả năng bị bệnh tan máu bẩm sinh. Ở Việt Nam có khoảng hơn 5 triệu người mang gen bệnh và có hơn 20 ngàn bệnh nhân cần điều trị mỗi năm.

Bệnh rối loạn đông máu (Hemophilia)

Bệnh rối loạn đông máu di truyền do yếu tố đông máu 8 và 9 làm bệnh nhân dễ chảy máu và không thể cầm được. Bệnh Hemophilia càng nặng thì càng có biểu hiện sớm. Triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi trẻ tập đi và sau những cú ngã hoặc va chạm có thể xuất huyết dưới da hoặc chảy máu môi, lưỡi. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi thường có biểu hiện sưng, đau khớp, hạn chế vận động do chảy máu khớp.

Bệnh có thể gây chảy máu ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể với các dấu hiệu như bầm tím dưới da nhưng gặp nhiều nhất là chảy máu ở vị trí các khớp, các cơ gây sưng đau và nặng hơn có thể bị xuất huyết não dẫn đến tử vong.

Thiếu máu

Bệnh thiếu máu là do số lượng hồng cầu hay lượng hemoglobin thấp hơn mức bình thường. Thiếu máu khiến lượng ôxy trong cơ thể kém hơn bình thường làm bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, hồi hộp, da xanh xao.

Tỉ lệ phụ nữ thiếu máu nhiều hơn nam giới vì họ bị mất máu sau mỗi kỳ kinh nguyệt. 

Ở trẻ em, thiếu máu do thiếu sắt thường vì chế độ ăn không đảm bảo đủ chất sắt hoặc do thiếu vitamin b12, axit folic, rỗng ống tủy xương...

Bệnh thiếu máu ở người lớn thường do mất máu lâu ngày do một số loại bệnh như loét dạ dày, ung thư đại tràng, sử dụng một số loại thuốc giảm đau...

Muốn điều trị thiếu máu cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.

Bệnh đa hồng cầu

Bệnh đa hồng cầu là bệnh lý tăng sinh tủy ác tính với sự tăng sinh của cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong tủy xương. Biểu hiện thường thấy của bệnh nhân đa hồng cầu là đau đầu, hoa mắt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, bầm tím tự nhiên, các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não. Có 2 phương pháp điều trị bệnh đa hồng cầu: trích máu và dùng thuốc.

Nguyễn Quốc Khánh