Không hẹn cũng gặp, chuyện “người Việt kỳ thị khách hàng Việt” tự nhiên sốt nóng gần đây.

Các tin liên quan

Chỉ ở Việt Nam mới có kiểu bán hàng đuổi khách!

Đầu tháng 3, một nhà hàng ở Phan Thiết miễn tiếp khách Việt vì cho rằng người Việt xấu tính. Rồi ngay sau đó lại xảy ra câu chuyện được một người phụ nữ chia xẻ trên Facebook rằng bị một cửa hàng thời trang ở Hà Nội từ chối phục vụ do là người Việt.

Tuy nhiên, có đi sâu vào tìm hiểu thì chính những kiểu từ “chối không ra mặt” cũng gây hậu quả không kém…

Nghề bán hàng phục vụ các thượng đế lâu nay đã được mệnh danh là nghề “làm dâu trăm họ” cả phương Tây, hay Phương Đông thì cũng vậy thôi.

{keywords}

Khách hàng luôn là mục tiêu số 1 của bất cứ một DN nào. Chẳng thế, người ta hay dẫn ra câu chuyện “kinh điển”: khi thành lập một khách sạn nổi tiếng chủ DN đã đưa ra 1 bản nội qui ngắn gọn chỉ có độc nhất 2 điều và bắt tất cả bộ máy quản lý, nhân viên phải học nằm lòng: Điều 1: Khách hàng luôn luôn đúng. Điều 2, nếu khách hàng sai, hay đọc lại điều 1”.

Rồi người ta không chỉ tôn khách hàng là “thượng đế” mà gần đây không ít công ty ở ngay xứ ta này thôi đã lấy Slogal khá cải lương, ví như: “Khách hàng là ân nhân”, là “người nuôi sống chúng tôi” để lấy lòng khách hàng…

Qui chuẩn chung là như vậy, nhưng ở đời ai từng trải một chút thì sẽ tiên liệu được rằng, đã xây “rào” sớm hay muộn thì cũng sẽ xuất hiện hiện tượng “vượt rào”, vượt ra ngoài những qui chuẩn, mẫu mực ấy…

Có những chuyện vượt ra ngoài “cương tỏa” thì được tán dương, thậm chí ngợi ca, có những chuyện thì bị người đời dẽ bỉu, “ném đá” thậm chí phạm luật.

{keywords}

Trong biên bản làm việc với cơ quan chức năng, ông chủ nhà hàng ở Phan Thiết từng lý lẽ sở dĩ không phục vụ người Việt là do người Việt xấu tính, đại khái: chưa tới 1% người Việt vào mua hàng. Nhưng hễ cứ có người Việt vào là thể nào cũng có chuyện với nhân viên của tôi, trong khi giao dịch chẳng được gì. Vì vậy tôi không phục vụ người Việt đã 2-3 năm nay rồi…

Dĩ nhiên là lối ứng xử không biết vô tình hay cố ý này đã khiến cho các cơ sở kinh doanh kia ngay lập tức phải nhận trừng phạt, thiệt hại nặng nề. Chưa nói đến chuyện cơ quan chức năng đã xử lý họ ra sao, ngay khi những thông tin này bị lộ ra ngoài, đa phần dư luận và công luận đều tỏ thái độ vô cùng bất bình về cách hành xử của chủ cửa hàng.

Ở đây, những người bán hàng đã vô hình chung từ chối ngay cả một nền văn hóa, cái văn hóa “làm dâu trăm họ” ngay trên chính mảnh đất mà họ đã sinh ra và đang tồn tại.

Riêng hành động lên án, rồi tẩy chay hàng hóa của những cơ sở này của đông đảo thành phần trong xã hội, của người tiêu dùng đã là sự trừng phạt đáng, để họ thấm thía lắm rồi

Tuy nhiên, nói gì thì nói những cửa hàng này họ cũng còn dám bày tỏ thái độ rõ ràng, chứ thực tế trong xã hội có không ít câu chuyện dẫu người ta không trương biển cấm hay không từ chối ra mặt nhưng kiểu cứ “lẳng lặng làm thinh” cũng gây phản cảm và thiệt hại không kém cho người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Ví như chuyện những cây xăng ở ta cứ hay có thói quen đóng cửa hàng báo mất điện, hết hàng để “găm hàng” trục lợi mỗi khi xăng bắt đầu sắp tăng giá cũng là một cách từ chối, một kiểu kỳ thị khách hàng không kém phần lỗ mãng và kém văn hóa.

Hay trong đời sống kinh tế, xã hội hiện nay cũng không thiếu những chuyện công dân hay doanh nghiệp, thậm chí nhà đầu tư khi có sự vụ đến cơ quan công quyền, hay ban này ngành kia để làm giấy tờ, thủ tục… ngay trong giờ hành chính hẳn hoi họ vẫn nhận được những lời cáo bận, cáo ốm, vắng nhà…dù cho thực ra người có chức phận vẫn đang ở ngay tại công sở, chẳng đi đâu hết.

Kiểu từ chối mà không ra từ chối này, rõ ràng là vô cùng “khó đỡ”. Mà cũng nên lưu ý, lúc ấy thì không chỉ người Việt mà ngộ nhỡ ra có ông Tây đen, Tây đỏ có công, có chuyện muốn cậy nhờ thì cũng bị từ chối như thường!

Mà nói thật, việc các nhà hàng Việt kỳ thị người Việt một cách công khai dẫu sao những thiệt hai gây ra cho các “khổ chủ” cũng có thể đo đếm đươc: ví như chị A có thể không mua được một cái áo chị thích, hay anh B. không được dùng một bữa tiệc do chính anh sẵn sàng bỏ tiền ra mua, rồi phải ra về với một cái bụng “tức đầy ruột” vì bất bình với thái độ người bán hàng.

Nhưng đôi khi những sự vô cảm, âm thầm từ chối mà không ra mặt tại những nơi công sở, ban nọ, ngành kia có khi còn gây ra những tai hại lớn hơn nhiều, một DN có thể bị phá sản, một dự án đầu tư có thể bị chậm trễ dẫn tới hàng trăm lao động, hàng tỷ đồng bạc có thể bị tiêu tán nếu như những vấn đề cấp bách, nóng bỏng của họ bị các cơ quan này lặng lẽ quay lưng… Kiểu đó đúng là khó đỡ nhưng lại còn rất nhiều đấy thôi.

Tâm Thời