{keywords}
Căn cứ không quân Davis-Monthan thuộc bang Arizona (Mỹ) có khí hậu khô nên đã được chọn làm bãi tập kết chiến đấu cơ của Không quân Mỹ, do các phương tiện này sẽ không bị rỉ sét.

 

{keywords}
Vào tháng 10-1980, nhiều máy bay quân sự của Không quân và Hải quân Mỹ đã được đưa tới đây để bảo quản, chúng đều có hồ sơ ghi lại đầy đủ quá trình hoạt động, kể cả nhiều chiếc có tuổi đời từ Thế chiến thứ hai.

 

{keywords}
Trước khi được đưa vào tình trạng niêm cất dài hạn, các máy bay đều được vệ sinh thật sạch sẽ một cách rất kỹ lưỡng để tránh các điều kiện ăn mòn hay cháy nổ có thể phát sinh trong tương lai.

 

{keywords}
Theo lời giới thiệu, để ngăn khách du lịch hay các cựu phi công tìm cách sở hữu trái phép một vài bộ phận của "con chim sắt" mình từng điều khiển, bảng tên cùng số hiệu sơn trên thân phi cơ sẽ bị tháo bỏ.

 

{keywords}
Rất nhiều máy bay chiến đấu sau khi được đưa tới căn cứ Davis-Monthan vẫn được "gọi tái ngũ" hoặc bán lại cho quốc gia nào quan tâm, trong khi số quá cũ sẽ bị đưa về khu tái chế sắt vụn.

 

{keywords}
Tuy nhiên nhiều bộ phận tháo rời của các máy bay cũ cũng không bị vứt bỏ mà chúng được tập trung lại để phân loại và sắp xếp, đây chính là nguồn cung cấp phụ tùng quan trọng cho các máy bay vẫn đang hoạt động.

 

{keywords}
Khung vỏ của các máy bay chiến đấu bị loại bỏ sẽ được tháo rời thành từng mảnh rồi nấu chảy trong lò cao, để rồi tái chế thành kim loại phục vụ các ngành công nghiệp và kinh tế quốc dân.

 

{keywords}
Ngoài bán lại cho các quốc gia khác, những nhà sưu tập cá nhân của Mỹ nếu không vướng mắc về vấn đề pháp lý cũng có thể mua các chiến đấu cơ đang được lưu trữ tại đây để đưa vào bộ sưu tập của mình, nhưng giá thành sẽ khá cao.

 

{keywords}
Dữ liệu công bố cũng cho thấy chi phí thường xuyên của căn cứ không quân Davis-Monthan luôn ở mức khá cao, đó là do nhiều máy bay quân sự phải trải qua quá trình bảo dưỡng liên tục nhằm sẵn sàng cất cánh bất cứ lúc nào.

 

{keywords}
Hiện tại theo ước tính thì bên trong căn cứ Davis-Monthan vẫn còn tới hơn 4.000 máy bay các loại, quá trình xử lý được dự báo sẽ còn tương đối phức tạp, đi kèm theo đó là khoản ngân sách không hề nhỏ.

 

{keywords}
Thậm chí mới đây, khi Hoa Kỳ ra tay ngăn cản thương vụ bán lại tiêm kích F-16 cũ của Israel cho Croatia được cho là nhằm bắt quốc gia Đông Âu phải tìm đến mua những chiếc máy bay đang được lưu trữ tại đây.

 

{keywords}
Căn cứ Davis-Monthan ngoài vai trò của một trung tâm lưu trữ, bảo quản thì cũng có thể coi nó là một viện bảo tàng ngoài trời lớn nhất thế giới với vô số chủng loại phi cơ mà không nơi đâu có được.

(Theo Công an nhân dân)