{keywords}
Ảnh minh hoạ

Việc các phụ huynh Hàn Quốc quan tâm đến chuyện học hành của con cái không phải điều gì lạ lẫm. Tuy nhiên, giờ đây, độ tuổi mà họ quan tâm tới việc này thậm chí là ngay từ lúc con được sinh ra.

Cha mẹ hay băn khoăn rằng liệu mình đã “làm đủ” cho con hay chưa, đã trao cho con đủ cơ hội để khai phá những khả năng tiềm ẩn của con hay chưa. Đó là một tâm lý quen thuộc.

Nắm bắt tâm lý đó, các nhà sản xuất đồ chơi giáo dục ở Hàn Quốc hiện có những món đồ chơi dành cho trẻ 1 tuổi để dạy chúng cách lập trình.

“Tôi muốn các con gái được vừa học vừa chơi. Đó là lý do tại sao tôi mua những món đồ chơi giáo dục” – chị Lee Hyun-hwa, một bà mẹ 31 tuổi đang trò chuyện với những bà mẹ trẻ khác ở quán cà phê trẻ em (Gangnam, Seoul) vào một buổi tối thứ Ba chia sẻ.

“Tôi không mua cho con gái những món đồ chơi thông thường. Tôi không để chúng xem tivi có chiếu những món đồ chơi đó. Khi đi siêu thị, tôi cũng tránh những lối đi có bày đồ chơi” – chị Lee nói.

“Bọn trẻ không hề biết tới những món đồ chơi khác, vì thế chúng không đòi” – bà mẹ này cho hay. Với các con chị, những món đồ chơi của phương pháp giáo dục Montessori là thứ duy nhất tồn tại.

Chị Lee sử dụng bộ đồ chơi Montessori từ một công ty trong nước để giúp bọn trẻ phát triển vận động.

Bộ đồ chơi này dựa trên một phương pháp được phát triển bởi nhà giáo dục Maria Montessori cách đây hơn 100 năm. Đây là một trong những triết lý giáo dục được nhiều người theo đuổi nhất cùng với Froebel, do đó nó được áp dụng trong nhiều tài liệu giáo dục.

Một số công ty thiết kế và sản xuất đồ chơi giáo dục dành cho trẻ mầm non cũng đi theo học thuyết này. Họ thường được ủng hộ bởi Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc. Hầu hết đều nhận được các giải thưởng từ các tổ chức của Chính phủ. Một bộ đồ chơi được khẳng định là có chức năng phát triển kỹ năng vận động của trẻ có giá dao động từ 265 USD tới 700 USD.

“Với số tiền để mua được những món đồ chơi chỉ dùng một lần, tôi có thể mua được đồ chơi giáo dục với thời gian sử dụng lâu hơn” – chị Lee so sánh giữa đồ chơi giáo dục và những con búp bê, xe tải chỉ dùng trong thời gian ngắn. “Tôi muốn các con gái xem những tài liệu học tập này là một nguồn vui”.

Anh Choi He-seong, 39 tuổi, bố của cậu bé 1 tuổi cũng thích thú với cách tiếp cận mang tính công nghệ nhiều hơn này.

“Tôi cho rằng những món đồ chơi giáo dục truyền thống như phương pháp Montessori hay Froebel có giá trị riêng. Nhưng bây giờ là kỷ nguyên kỹ thuật số. Có những cách tiên tiến hơn để bọn trẻ có thể tiếp nhận tri thức” – chị Hwang, vợ anh Choi chia sẻ.

Công ty viễn thông LG Uplus mới đây đã cho ra mắt chức năng sách truyện trẻ em cho các kênh truyền hình nội trợ có kết nối với mạng lưới của họ. Phần mềm này có thể đọc được bức vẽ của trẻ và biến nó thành một nhân vật trong câu chuyện được chiếu trên màn hình tivi.

Trong khi đó, Roborobo – một công ty chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em - thì muốn dạy bọn trẻ cách viết "code", nhắm vào đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi. Công ty này được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán hạng 2 của Hàn Quốc là Kosdaq và đã cho ra mắt các sản phẩm ở khu vực Đông Nam Á.

Trên Instagram, nếu tìm kiếm cái tên Roborobo, một trong số nhiều kết quả sẽ cho ra một người đàn ông 54 tuổi đang lắp ráp robot sử dụng các sản phẩm của Roborobo. Nổi tiếng với các bậc cha mẹ, hãng này đang chuyển sang sản xuất và bán các sản phẩm robot nhằm vào trẻ em cũng như các gói mã hoá được thiết kế để ngôn ngữ máy tính trở nên “dễ dàng và vui nhộn” hơn với trẻ em.

Thị trường đồ chơi giáo dục không cho thấy dấu hiệu giảm “nhiệt” với đa dạng các lĩnh vực từ Toán cho tới Nghệ thuật, thậm chí là cả Địa lý.

Nhu cầu này của các bậc phụ huynh cũng kéo theo các xu hướng trên mạng xã hội. Một bà mẹ Hàn Quốc có hơn 100.000 lượt theo dõi trên Instagram nhờ chuyên đánh giá các món đồ chơi giáo dục. YouTube cũng có những kênh riêng để chỉ cho người xem cách làm đồ chơi.

Kim Jeong-hee – một bà mẹ có con trai 3 tuổi – nói rằng, từ trước tới nay chị chưa mua cho con bất kỳ món đồ chơi giáo dục nào, nhưng chị đang suy nghĩ rất nghiêm túc về chuyện này.

“Dù gì thì tôi cũng sẽ mua đồ chơi cho con. Vậy tại sao lại không mua những món có tính giáo dục hơn mà bọn trẻ vẫn thích thú? Cũng chẳng có hại gì cả”.

Nguyễn Thảo (Theo Korea Herald)

Chi tiêu cho đồ cúng gấp gần 8 lần đồ chơi và sách truyện trẻ em

Chi tiêu cho đồ cúng gấp gần 8 lần đồ chơi và sách truyện trẻ em

Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Việt Cường (hiện làm việc tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân và Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong) cùng khảo sát mới đây của mình hiện đang nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội Facebook.