- Bệnh quai bị có thể tự điều trị tại nhà, nhưng với trường hợp bé sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Nam dễ vô sinh, nữ dễ sẩy thai khi mắc bệnh quai bị
25 học sinh mắc quai bị, trường tiểu học thành ổ dịch

Khi mắc bệnh quai bị, bé có biểu hiện sốt cao, nôn mửa, đau nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não - màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Khi bị viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn, lượng tinh trùng giảm mạnh và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.

 {keywords}

Chữa trị và phòng tránh cho trẻ khi mắc quai bị

– Không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ bị sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

– Cho bé ăn uống đầy đủ các chất, không nên kiêng kị quá, thông thường các bé bị quai bị hay chán ăn, ăn uống rất khó, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Cho bé uống thuốc giảm sốt, giảm đau khi bé đau quá.

– Cho trẻ uống nhiều nước

– Giữ trẻ ở nhà để tránh gió, vì gió sẽ làm bệnh phát triển mạnh hơn, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.

– Vệ sinh cá nhân kĩ lưỡng và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.

– Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.

 

Các triệu chứng:

– Sốt cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ

– Sưng một hoặc hai tuyến mang tai ở phía trước của tai và khoanh vào các góc của hàm

– Ho hoặc sổ mũi

– Đau đầu và nhức mỏi các cơ

– Đau bụng, chán ăn

Bé có thể bị sốt nhẹ kèm theo cảm giác đau họng, khó chịu, biếng ăn sau khi tiếp xúc với bệnh khoảng 14-24 ngày. Sau đó, tuyến mang tai bắt đầu sưng to một hoặc hai bên trong vòng ba ngày rồi giảm dần. Vùng sưng do quai bị gây ra có thể lan đến má, hàm dưới, thậm chí lan đến ngực gây phù xương ức.

 

Chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?

– Khi phát hiện bé bị quai bị, mẹ nên cho con nghỉ học ở nhà để tránh lây nhiễm cho những bé khác.

– Theo dõi và điều trị sốt: Nếu bé sốt cao, mẹ nên cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp giảm đau, giảm sưng.

– Cho bé uống nhiều nước.

– Cho bé ăn uống đầy đủ, nên lựa những thực phẩm mềm, dễ ăn, tăng cường bổ sung vitamin C cho trẻ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Chú ý vệ sinh mũi, miệng cho con mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Dùng khăn sạch và nước ấm lau người cho con.

– Hãy đưa bé đến bệnh viện khẩn cấp nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

+ Sốt liên tục trong ba ngày, sưng kéo dài lâu hơn bảy ngày

+ Bé cảm thấy đau dữ dội ở vùng bị sưng

+ Bé không ăn, uống được bất cứ thứ gì và bị mất nước

+ Bé bị co giật

Nếu trẻ có những biểu hiện khác thường hay bệnh nặng thêm, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để có những chuẩn đoán và chữa trị kịp thời bệnh quai bị, tránh sự lây lan và nặng thêm của virus gây quai bị.

Thái Thị Hậu