Trong năm qua, thị trường dịch vụ VPN bùng nổ do nhu cầu giải trí và làm việc tại nhà tăng cao trong các đợt cách ly xã hội do dịch Covid-19. Tuy vậy, việc tìm kiếm một dịch vụ VPN tốt quả là một thách thức lớn. Các dịch vụ VPN mới mọc lên như nấm, hứa hẹn những tính năng tốt hơn, tốc độ kết nối cao hơn, chi phí thấp hơn hay thậm chí là miễn phí.

Luôn có cái giá phải trả cho hai chữ "miễn phí"

Với quá nhiều sự lựa chọn trên thị trường, có thể bạn sẽ phân vân đâu mới là dịch vụ VPN miễn phí tốt nhất? Câu trả lời là hoàn toàn không có. Đúng vậy. Dù dịch vụ VPN miễn phí rất phổ biến trên thị trường với những hình ảnh minh họa lý do vì sao bạn phải có công nghệ mã hóa dữ liệu khi duyệt web để bảo mật thông tin. Nếu bạn muốn sử dụng VPN miễn phí, hãy sử dụng các chương trình dùng thử của các nhà cung cấp dịch vụ có độ tin cậy cao.

Đúng vậy, bạn không hề đọc sai đâu. Đây là giải pháp thay thế an toàn hơn nhiều so với việc sử dụng các dịch vụ VPN miễn phí trôi nổi trên thị trường. Nếu bạn cần sử dụng VPN trong thời gian ngắn, bạn có thể sử dụng bản dùng thử của các dịch vụ VPN trả phí, hoặc sử dụng tính năng hoàn tiền với những dịch vụ có hỗ trợ.

Chúng tôi đề xuất bạn nên thử qua 4 dịch vụ VPN trả phí hàng đầu cho phép dùng thử lên đến 30 ngày:

- NordVPN cho phép dùng thử không mất phí đến 30 ngày.

- ExpressVPN là dịch vụ không cho dùng thử, tuy nhiên bạn có thể yêu cầu hoàn tiền trong 30 ngày nếu không có nhu cầu sử dụng lâu dài hoặc vì bất kỳ lý do gì. Ngoài ra, ExpressVPN cũng thường có các chương trình khuyến mãi như tặng thêm 3 tháng sử dụng khi đăng ký gói 1 năm. Có một ngoại lệ là nếu bạn đăng ký tài khoản mới qua ứng dụng ExpressVPN trên thiết bị iOS hoặc Android, bạn sẽ được dùng thử 7 ngày trên thiết bị đó. Nhưng ưu đãi này chỉ áp dụng với một số quốc gia mà thôi.

- Nếu chi phí bỏ ra cho ExpressVPN quá cao, bạn có thể tham khảo dịch vụ VPN của Surfshark với giá chỉ khoảng 60.000đ/tháng khi đăng ký gói 2 năm.

- Ngoài ra dịch vụ PureVPN cũng có ưu đãi gói dùng thử 7 ngày chỉ với 23.000đ.

Cả 4 dịch vụ trên đều cho phép hoàn tiền trong vòng 30 ngày. Dù vậy, việc đứng giữa một rừng các dịch vụ VPN thì không có cách nào tốt hơn để tìm ra dịch vụ phù hợp với bạn là trải nghiệm thử từng dịch vụ. Tuy có hơi cồng kềnh nhưng điều này an toàn hơn nhiều so với việc giao dữ liệu duyệt web của bạn cho bên thứ ba không đáng tin cậy.

Tháng 7/2020, Comparitech phát hiện ra công ty UFO, có máy chủ tại Hồng Kông, cung cấp 7 dịch vụ VPN miễn phí, toàn bộ đều lưu lại thông tin chi tiết về người dùng. Một cơ sở dữ liệu chứa thông tin đăng nhập tài khoản và thông tin nhận dạng người dùng tiềm năng đã bị phát hiện. Đó là lý do vì sao bạn không bao giờ được phép tin vào những cam kết không lưu dữ liệu của các dịch vụ VPN miễn phí. Thậm chí, 6 dịch vụ VPN khác sử dụng chung cơ sở hạ tầng với UFO cũng bị phát hiện đã lưu trữ dữ liệu người dùng. Bạn có thể đọc thêm một số trường hợp tương tự tại đây.

Bạn có thể tưởng tượng VPN như một nhân viên bảo vệ cho tài khoản ngân hàng của bạn vậy. Khi bạn truy cập thông qua các điểm phát Wi-Fi công cộng, VPN sẽ bảo vệ mật khẩu của bạn trước nguy cơ bị đánh cắp và giữ bạn tránh xa những khu vực không an toàn. Bạn đặt toàn bộ quyền riêng tư và hầu hết dữ liệu nhạy cảm của mình vào dịch vụ VPN mà bản thân tin tưởng. Vì vậy, khi một công ty nào đó đến và bảo rằng "Hãy để tôi bảo vệ bạn hoàn toàn miễn phí", thì câu hỏi đầu tiên bạn phải nghĩ đến là "Như vậy họ sẽ được lợi gì?"

(Theo VnReview, CNET)

 

Giải pháp VPN miễn phí giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khi làm từ xa

Giải pháp VPN miễn phí giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khi làm từ xa

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt kiện toàn hệ thống bảo mật khi làm việc từ xa, một doanh nghiệp an toàn thông tin vừa quyết định chia sẻ mạng riêng ảo VPN của mình cho tất cả các đơn vị có nhu cầu.