Con trai bón cho cha già từng thìa bún: 'Ngon không bố, hơn quê mình ấy nhỉ'
Trong quán, người đàn ông tuổi trung niên đút từng thìa bún cho cụ ông tóc muối tiêu ăn rồi nhẹ nhàng hỏi: ‘Ngon không bố’.
Buổi xế chiều, tôi đang mơ màng trên chiếc võng sau mái hiên bỗng có tiếng réo gọi văng vẳng bên tai. Tôi cố gượng mở to đôi mắt còn say giấc vì cái nắng xế chiều. Trước mặt tôi là một người đàn ông đầu tóc bạc phơ, làn da đen ngăm vì nắng cháy, đang vác một cái bao thật to.
“Chú Hai…!”, tôi cất tiếng đứt quãng. Người chú họ hàng với cha tôi từ quãng đường xa đến thăm gia đình một cách bất ngờ. Chú đặt cái bao xuống đất, thở từng hơi mệt nhọc, giọng run run: “Miếng rẫy nhà trồng vào mùa thu hoạch, có ít khoai cho con ăn lấy thảo!”.
Tôi mời chú vào nhà, nghỉ ngơi trên võng và uống ly nước. Tôi hân hoan thăm hỏi sức khỏe chú cùng gia đình, sẵn hỏi han các con chú đang làm ăn xa tại những thành phố lớn có về thăm chú thím không.
Nghe tới câu ấy, chú bỗng gập người xuống, vội kéo một hơi thuốc lá. Chú cố nén dòng xúc cảm dâng trào: “Không con, nghe đâu công việc làm ăn còn bấp bênh lắm… Khoai chất đầy nhà, phải chi có con cháu về cho tụi nó ăn thỏa thích!”.
Nghe chú nói, chợt bao ký ức trong tôi ùa về với cuộc sống lúc nhỏ nơi quê nội. Nơi đó có vợ chồng chú quanh năm tảo tần với mảnh đất rẫy, nuôi đàn con khôn lớn từng ngày. Có những năm thất bát không kiếm được đồng nào mua gạo, những đứa con nheo nhóc tụ năm tụ bảy quanh nồi khoai luộc ăn thay cơm mà lớn dần.
Giờ đây, chúng lớn khôn lập gia đình, rời quê lên xứ người, lao vào vòng xoáy mưu sinh hối hả. Chú trực trào nước mắt khi kể lại giây phút cô con gái của mình qua đời trong một vụ tai nạn lao động. Rồi người con trai may mắn vượt qua cửa tử khi mắc bệnh nơi xa vì đại dịch Covid-19 vừa qua.
Tất cả trôi qua, chú nói với tôi, giờ đây chẳng cần điều chi, chỉ mong nơi xa ấy, con cháu luôn mạnh khỏe còn ông bà già nơi quê nhà ăn rau khoai sống qua ngày cũng an lòng. Những củ khoai, cọng rau chú trồng luôn to hơn hẳn. Chắc bởi vì chất chứa cả tình yêu thương sâu đậm, cùng sự dày công chăm bón, nâng niu mong chờ đến kỳ thu hoạch để con cháu có dịp về ăn.
Trò chuyện giây lát, chú từ giã ra về, để còn kịp tưới những công rẫy. Bởi những ngày này, miền Tây nắng hạn gay gắt. Người dân lao động chân tay, ruộng nương phải trốn từng cơn nắng như thiêu đốt mọi vật. Họ phải đợi đến xế chiều khi đã dịu những làn nắng oi ả mà có sức ra ngoài lao động. Như chú, có những lúc đêm xuống mới đội chiếc đèn lên đầu tưới tiêu cho cây trồng, xới đất, bắt sâu…
Dù rằng công việc nhọc nhằn là thế, nhưng người nông dân vẫn bám trụ với từng mảnh đất, thửa ruộng của ông cha để lại, giữ gìn cho thế hệ mai sau. Hàng ngày, họ vẫn miệt mài với công việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để tạo ra từng củ khoai, mang từng chén cơm nuôi dưỡng cuộc sống này.
Khi lần mở ra từng củ khoai, bó rau thấm đẫm bao giọt mồ hôi tảo tần mới có, lại nhớ câu nói của chú trước lúc ra về “rau khoai thì chú luôn có, chỉ sợ bây chê quà quê!”, tôi thấy rưng rưng. Bởi cũng nhờ những củ khoai bám đầy sình lầy ấy, với tấm lưng còng của người cha một đời tần tảo, khắc khổ, những đứa con quê nghèo mới kịp lớn khôn để hòa nhập với cuộc sống hôm nay.
Và dù bao người con nơi xa kia, cuộc sống có làm chúng lao vào những cái mới mẻ, hiện đại mà chóng thay đổi đi từng ngày, thì nơi quê nhà vẫn có một người cha bạc trắng mái đầu đang mong chờ chúng về. Vậy nên, những món quà quê sẽ luôn mang giá trị cao đẹp trong cuộc sống của mỗi người.
Trong quán, người đàn ông tuổi trung niên đút từng thìa bún cho cụ ông tóc muối tiêu ăn rồi nhẹ nhàng hỏi: ‘Ngon không bố’.
Người cha đưa tay lau vội nước mắt khi tạm biệt con gái khiến nhiều người không khỏi xúc động.