{keywords}
Cách nhà ga xe lửa Đông Vô Tích ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô không xa, có một con phố được đặt biệt danh là “phố hàng nhái”. Ở đây có hàng loạt các cửa hàng nằm san sát ngoài mặt tiền với logo và tên gọi nhái các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài.
{keywords}
Thay vì “Apple”, bạn sẽ thấy ở đây là "Appla", trong khi “Zara” đã trở thành “Zare", “H&M” thành "H&N".
{keywords}
Thậm chí Starbucks Coffee còn biến thành một loại cà phê mang tên kỳ lạ Sffcccks.
{keywords}
Các thương hiệu tại đây đều nhang nhác “bản gốc” của nước ngoài.
{keywords}
Tuy nhiên, các cửa hàng tại đây vẫn chưa hoạt động.
{keywords}
Tại Thẩm Dương, có một con phố chuyên bán hàng nhái lại các thương hiệu nổi tiếng của châu Âu. Chanel đã bị biến tấu thành nhiều tên gọi khác khi có mặt tại con phố này. Ảnh: Marketing China.
{keywords}
Được trang trí khá bắt mắt, nhưng các cửa hàng này đều bán hàng nhái, hàng giả. Ảnh: Weibo.
{keywords}
Đây là phố đi bộ được xây dựng theo phong cách châu Âu, nằm gần quảng trường ở Thẩm Dương. Ảnh: Weibo.
{keywords}
Thương hiệu trang sức Cartier bị nhái thành "Cairter". Ảnh: Weibo.
{keywords}
Hệ thống ngân hàng đa quốc gia Standard Chartered bị nhái lại thành "Standard Chertered". Ảnh: Weibo.
{keywords}
Cũng như ở Vô Tích, Starbucks Coffee biến thành "Starbocks Coffee".
{keywords}
Thương hiệu giả "Cherlss & Keich" được mở ra hồi đầu năm nay tại Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam và Thượng Hải, thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc có tên là Quảng Châu Yuantai Leather.
{keywords}
Chuỗi cửa hàng này nhái thương hiệu Charles & Keith của Singapore. Ảnh: Must Share News.
{keywords}
Hàng Charles & Keith nhái được bày bán công khai trên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: AsiaOne.
{keywords}
Thương hiệu gà rán nổi tiếng KFC cũng bị nhái. Tại Trung Quốc, nó được biến tấu thành nhiều thương hiệu với những tên gọi "tương tự" như FCK, KFG. Ảnh: Web Urbanist.

(Theo Zing)