Các phiên bản gốc của truyện cổ tích phương Tây thường đáng sợ hơn là phiên bản tươi sáng thế hệ mới mà chúng ta được dạy lúc là trẻ con hay thông qua những bộ phim hoạt hình kinh điển của hãng Disney. Tuy nhiên, các câu chuyện dân gian ở Đông Âu có thể coi là tăm tối và đáng sợ nhất, nhưng không được phổ biến rộng rãi. Sau đây, ta sẽ cùng đến với 5 câu chuyện cổ tích Đông Âu mà có thể ám ảnh giấc mộng đẹp của bạn:

Baba Yaga

 

Thông qua bộ phim hành động “John Wick”, chắc hẳn không ít người đã nghe đến cái tên Baba Yaga, nhưng có lẽ chưa hiểu rõ về độ đáng sợ của nó. Trên thực tế, câu chuyện về Baba Yaga là nỗi kinh hoàng cho trẻ em Đông Âu trong nhiều thế kỷ nay. Bản thân cái tên Baba Yaga có nghĩa là “mụ phù thủy già kinh tởm”, và xuất hiện trong rất nhiều câu chuyện dân gian ở khắp các nước Đông Âu, nổi tiếng nhất là phiên bản của nước Nga. Tương truyền rằng, mụ ta sống trong một căn nhà là từ xương người và ăn thịt trẻ em, khá giống với câu chuyện “Hansel và Gretel”.

Rồng Wawel

 

Truyện dân gian Ba Lan có kể về một con rồng hung ác có hang ổ tại Đồi Wavel, đã tàn phá và uy hiếp khu vực Krakow, yêu cầu người dân lương thiện phải cống nạp gia súc cho nó hàng tuần, và nếu không có gia súc thì phải hiến tế con người. Hai anh em Krakus II và Lech đã được nhân dân gọi đến để tiêu diệt con rồng. Họ đã khéo léo nhồi chất sulfur vào da của một con bê và mang cho con rồng ăn, rồi lợi dụng lúc con rồng bị trúng độc để giết chết nó. Lẽ ra câu chuyện này có thể kết thúc ngay tại đây nhưng vì nó là một câu chuyện cổ tích Đông Âu nên phải đen tối hơn nữa.

Sau khi giết xong con rồng, hai anh em liền quay ra cãi nhau để tranh giành công trạng, dẫn đến việc Lech giết chết Krakus II rồi về kể với tất cả mọi người rằng chính con rồng đã làm chuyện đó. Lech được người dân tôn lên làm vua, nhưng khi bí mật này bị phát hiện, anh ta bị đuổi cổ khỏi Ba Lan và sau đó người dân đặt tên cho thành phố là Krakow để vinh danh người anh hùng giết rồng.

Nàng tiên cá

 

Truyện dân gian Slavic có miêu tả về một linh hồn siêu nhiên có tên là “Rusalka” hoặc “Rusalki” (nghĩa: tinh linh hồ nước hay trinh nữ bị chìm), xuất hiện trong dáng vẻ của những người phụ nữ trẻ. Đôi khi Rusalka cũng được miêu tả là linh hồn của những người phụ nữ chủa được rửa tội hoặc chưa kết hồn. Đôi khi họ lại được cho là những phụ nữ tự đắm mình xuống hồ nước bởi vì sự đau khổ của tình yêu không thành hoặc kết hôn không hạnh phúc.

Rusalka thường ngoi lên từ hồ nước để ca hát và nhảy múa … và dẫn dụ các chàng trai trẻ tới cái chết của họ. Rusalka sẽ mê hoặc đàn ông bằng giọng hát và diện mạo tuyệt mỹ của mình trước khi đưa họ quay trở lại hồ nước, và rồi tại đó, đàn ông sẽ bị trói bằng mái tóc dài, màu đỏ của Rusalka và kéo xuống đáy hồ sâu thẳm. Có một số phiên bản nói rằng Rasalka không thể rời khỏi hồ nước, tuy nhiên cũng có câu chuyện nói rằng sinh vật này biết cả kỹ năng trèo cây để tăng thêm độ đáng sợ.

Chim Lửa

 

Ở một câu chuyện dân gian Slavic khác, người ta có kể đến một con Chim Lửa khổng lồ với khả năng nhìn được tương lai. Nhìn thấy con chim này có thể là một sự ban phước may mắn hoặc cũng có thể là dấu hiệu diệt vong kinh hoàng. Bộ lông của con chim này ánh lên màu vàng, đỏ và cam, và nếu ta nhổ lông đi, nó sẽ tự động mọc trở lại. Trong câu chuyện “Con chim lửa và Công chúa Vasilisa”,một thợ săn hoàng gia đã tìm thấy một cọng lông của con Chim Lửa và bất kể sự cảnh báo của con ngựa, anh ta đã thu lượm cọng lông để mang về cho nhà Vua.

Nhà Vua tham lam bèn bắt anh thợ săn đi bắt cả con Chim Lửa về. Nhưng khi bắt được sinh vật huyền bí rồi, nhà Vua lại bắt anh ta thực hiện nhiệm vụ khác mà đi bắt Công chúa Vasilisa để ông ta cưới làm vợ. Ngắn gọn đến cuối cùng là công chúa đưa ra điều kiện sẽ lấy nhà Vua nếu anh thợ săn phải chịu hình phạt dìm mình trong nước sôi, nhưng không ngờ rằng nước sôi lại khiến anh thợ săn lột xác và trở nên bảnh bao hơn bao giờ hết. Nhà Vua thấy thế cũng nhảy vào vạc nước sôi nhưng liền bị chết bỏng, rồi anh thợ săn lên ngôi Vua và thành hôn với công chúa.

Tsarévich bị phù phép

 

Câu chuyện dân gian đáng sợ này chính là phiên bản “Người đẹp và Quái thú” của nước Nga, nhưng nó tăm tối hơn nhiều so với những gì ta được kể hay thấy trong phim Disney. Trong câu chuyện này, hoàng bị biến hình thành một con rắn ba đầu có cánh vô cùng gớm ghiếc, và diễn biến tình tiết mở đầu cũng không có nhiều điểm khác biệt với phiên bản mà ta đã biết. Sự khác biệt là chỗ sau một thời gian chung sống cùng nhau, con rắn đồng ý cho cô gái trinh nữ trở về thăm gia đình kèm theo lời cảnh báo rằng nếu cô ấy không quay trở lại lúc nửa đêm, con rắn sẽ tự sát.

Tuy nhiên đoạn kết thúc truyện vẫn diễn ra khá có hậu khi cô gái quay trở về và thấy con rắn đã chết, cô ấy ân hận và rồi hôn lên một trong ba cái đầu của nó và khiến con rắn biến hóa trở lại thành vị hoàng tử. Đương nhiên là sau đó hai người sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi bởi hoàng tử không phải con rắn kỳ quái nữa.

 

Wendy