“Đó như một một căn cứ quân sự, nơi các cô gái phải rèn luyện và tuân thủ những luật lệ nghiêm ngặt. Điều khác biệt duy nhất đó chính là son phấn và giày cao gót thay cho súng đạn mà thôi”

Phần 1: Bí mật sau lò đào tạo Hoa hậu số 1 thế giới

Năm 1981, khi Osmel Sousa vừa lên nắm giữ chức Giám đốc Quốc gia đã lập tức thành lập Học viện Hoa hậu Venezuela nằm ở ngoại ô thủ đô Caracas. Đây là địa điểm nổi tiếng mà bất kỳ bậc cha mẹ nào có con gái đều thuộc nằm lòng và ao ước con gái mình được theo học tại đó. Nơi đây được cựu Hoa hậu Venezuela 2009 chia sẻ: “Đó như một một căn cứ quân sự, nơi các cô gái phải rèn luyện và tuân thủ những luật lệ nghiêm ngặt. Điều khác biệt duy nhất đó chính là son phấn và giày cao gót thay cho súng đạn mà thôi”.  

{keywords}
Bên trong Học viện Hoa hậu Venezuela.

Điều khác biệt giữa Venezuela với các quốc gia khác đó chính là mọi cô gái đều có sự chuẩn bị lâu dài. “Bạn phải biết rằng, các bé gái Venezuela từ rất nhỏ đã nuôi mộng trở thành hoa hậu, ở các nước khác thì không!”, Sousa Osmel – Chủ tịch Hoa hậu Venezuela chia sẻ. 

Ở xứ sở của các hoa hậu, 6 tuổi là lứa tuổi phổ biến nhất để các bé gái bước vào ‘lò luyện’ và bắt đầu giấc mơ chinh phục vương miện, cá biệt có những bé gái được cha mẹ gửi vào trung tâm đào tạo khi chỉ vừa 4 tuổi.

Tại trung tâm đào tạo, các thiên thần nhí sẽ được học những bài học vỡ lòng về cách trang điểm và cách di chuyển trên giày cao gót. Ngoài ra, các bộ phim hoạt hình tuổi thơ của các em sẽ được thay thế bởi những thước phim về các đàn chị Hoa hậu đi trước. Qua đó, mỗi bé gái sẽ tìm được một hoa hậu ‘thần tượng’ và có động lực cố gắng theo đuổi thành công của thần tượng ấy.

{keywords}
Học viện đào tạo Hoa hậu lúc nào cũng nghẹt người từ mọi lứa tuổi.

Số lượng các cô gái tham gia chương trình đào tạo này luôn là một con số khổng lồ trong khi hằng năm, chỉ có khoảng 26 – 30 thí sinh may mắn nhất được tham dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Venezuela. Bước vào vòng chung kết Hoa hậu Venezuela nghĩa là các cô gái được học chuyên sâu hơn về ngoại ngữ, hát, múa, đi lại trên sàn catwalk, cách trang điểm, lựa chọn trang phục, từng bước đi dáng đứng, cách ứng xử xã giao hay thậm chí là cả cách cười sao cho phù hợp nhất. 

Các bài học là cả một quá trình, đào tạo ngắn hạn 6 tháng hoặc dài hạn thường kéo dài đến vài năm.

{keywords}
Các người đẹp Venezuela được đào tạo rất bài bản.

Tại học viện, các người đẹp học các bài học từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, riêng chọn trang phục là một nội dung được chú trọng đặc biệt. Học viện giảng dạy rất kỹ cho học viên của mình phải chọn loại trang phục nào phù hợp cho từng loại sự kiện mà họ sẽ tham dự. 

Các người đẹp không bao giờ mặc cùng một loại trang phục giống nhau cho tất cả các sự kiện. Cuộc gặp gỡ công việc, buổi tiệc nhỏ, tiệc cocktail, buổi lễ bán nghi thức hay một buổi lễ trịnh trọng đều có quy tắc lựa chọn trang phục khác nhau. Thậm chí khi tham gia các buổi dạ hội, các học viên được đào tạo còn phải phân biệt buổi đó được tổ chức ở cấp độ nào, cấp tiểu bang hay cấp quốc gia, đầu buổi dạ hội phải mặc trang phục gì, cuối buổi mặc ra sao.

{keywords}
Lựa chọn trang phục là một trong những bài học quan trọng của thí sinh Venezuela.

Trang phục cũng là một trong những thứ được chuẩn bị kỹ càng nhất cho các Hoa hậu Venezuela. Ban tổ chức cuộc thi có hẳn một ekip những nhà thiết kế tài giỏi nhất phục vụ cho các cô gái. Điều mà các nhà thiết kế Venezuela theo đuổi không phải những bộ váy đẹp nhất, mà là bộ váy phù hợp nhất đối với các thí sinh. Có khoảng 7 hoặc 8 người sẽ được chỉ định thiết kế trang phục cho những thí sinh cụ thể.

{keywords}
Hugo Espina (Phải) là người phụ trách thiết kế trang phục cho Hoa hậu Quốc Tế 2015.

{keywords}
Trang phục trong đêm đăng quang của Hoa hậu Hoàn Vũ 2008 và 2009 được thiết kế bởi Gionni Straccia.

Ngay khi nhận nhiệm vụ, các nhà thiết kế sẽ ngay lập tức đến gặp mặt, xem xét vóc dáng và cách trình diễn của từng thí sinh. Sau đó cho ra đời những bộ cánh phù hợp nhất và giúp các người đẹp che đi khuyết điểm, phô bày thế mạnh tốt nhất có thể. 

Trường hợp chiếc váy vàng của Hoa hậu Hoàn Vũ 2008 là một ví dụ cụ thể. Chiếc váy trong đêm đăng quang của Dayana Mendoza nhìn vô cùng đơn giản nhưng tất cả các chi tiết trên đó đều có ý đồ của nó: phần thân váy được đính đá lấp lánh và đường xẻ tà cao góp phần giấu đi khuyết điểm lưng dài của Hoa hậu. Chất liệu vô cùng nhẹ nhàng giúp người đẹp dễ dàng xoay người tung váy khi trình diễn. Đồng thời, ý tưởng thiết kế tối giản để ban giám khảo tập trung vào kỹ năng trình diễn điêu luyện của Dayana Mendoza.

{keywords}
Chiếc váy tối giản nhưng lại giúp Dayana Mendoza tỏa sáng.

Một chi tiết nhỏ nhưng thể hiện được sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức Hoa hậu Venezuela đó chính là họ luôn lên ý tưởng phụ kiện nào sẽ đi cùng trang phục nào. Như đối với chiếc váy vàng của người đẹp Dayana, cô đã được chuẩn bị một đôi giày vàng, nội y màu vàng hay đến cả hoa tai cũng có màu sắc phù hợp với màu mắt của người đẹp.

Ngoài ra, một bài học quan trọng khác mà các Hoa hậu Venezuela được học tại trung tâm đào tạo đó chính là không bao giờ ngừng cố gắng. Son phấn và giày cao gót được xem là vật bất ly thân của các người đẹp tại xứ sở hoa hậu. Đối với họ, nếu không tiến lên thì chắc chắn bạn sẽ bị người khác qua mặt. Tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2012, đại diện Venezuela Irene Esser đã xuất sắc đạt danh hiệu Á hậu 2 chung cuộc. Nhưng ít ai biết rằng, khi các thí sinh khác vẫn còn chìm trong giấc ngủ thì người đẹp Venezuela đã thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, mang giày cao gót và tập luyện cách trình diễn trước gương. Đó chính là khát khao và ý chí cố gắng mà hiếm có thí sinh nào có.

{keywords}
Irene Esser thức dậy vào lúc 4 giờ sáng và tập cách trình diễn trước gương.

Nếu nhan sắc chỉ là một tài nguyên thì Osmel Sousa là người trực tiếp chỉ đạo khai thác nguồn tài nguyên ấy. Chỉ cần ông thấy ở người đẹp có bất kì chi tiết nào kém hoàn hảo thì sẽ có sự phù phiếm của phẫu thuật thẩm mỹ ngay lập tức. Việc nâng ngực, sửa mũi, sửa cằm, cắt mắt, hút mỡ bụng, mỡ đùi và thậm chí là… rút bớt vài chiếc xương sườn không hề là vấn đề gì to tát tại đây. Chính Osmel Sousa từng không ngại ngần phát biểu rằng: "Chúa tạo ra phụ nữ đẹp. Nhưng ngài cũng tạo ra cả công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ".

{keywords}
Ekip hùng hậu của Hoa hậu Venezuela vừa sang Las Vegas ủng hộ đại diện nước nhà.

Và ở đây, chúng ta cũng cần nói thêm về một đội ngũ chuyên gia hùng hậu, tay nghề cao tại học viện, người đã chăm sóc, dạy dỗ và cho ra lò những nàng Hoa hậu Venezuela cực kì xinh đẹp: Gisselle Reyes, cựu thí sinh Hoa hậu Venezuela 1985, hiện tại đang là đạo diễn catwalk cho tất cả thí sinh Venezuela; Jose Rafael Briceno, người dạy các ứng viên giao tiếp với báo chí, mang học hàm Giáo sư. Petr Romer, bác sỹ chuyên phụ trách các ca phẫu thuật thẩm mỹ để hoàn thiện vẻ đẹp của các hoa hậu, cũng đồng thời là bác sỹ giỏi nhất Venezuela trong lĩnh vực này. 

Kỹ năng trang điểm được phụ trách bởi giáo viên Marelisa Gibson, cựu hoa hậu Venezuela 2009. Ngay cả những nụ cười của các thí sinh cũng được chăm sóc riêng bởi một đội ngũ do bác sỹ nha khoa nổi tiếng Moises Kaswan lãnh đạo. Kaswan gọi công việc của ông là “thiết kế nụ cười”, sửa từng chiếc răng cho đến khi nụ cười của các cô gái được hoàn hảo.

{keywords}
Marelisa Gibson – Hoa hậu Venezuela 2009 là giảng viên trang điểm tại học viện.

Và tiếng lành đồn xa, những nước láng giềng của Venezuela như Brazil, Cộng hòa Dominican, Ecuador hay Mexico cũng không ít lần gửi Hoa hậu của họ sang Venezuela đào tạo. 

Năm 2003, người đẹp Amelia Vega đến từ Cộng hòa Dominican đã đào tạo ở học viện Hoa hậu Venezuela trước khi đăng quang Hoa hậu Hoàn Vũ; trong khi đó Hoa hậu Hoàn Vũ Venezuela năm đó là Mariangel Ruiz đã đứng ở vị trí Á hậu 1.

{keywords}
Hoa hậu (Phải) và Á hậu 1 (Trái) Hoa hậu Hoàn Vũ 2003 đều xuất thân từ lò đào tạo Hoa hậu Venezuela.

(Còn tiếp...)

Phần 3: Osmel Sousa - Người đàn ông làm nên thương hiệu sắc đẹp Venezuela

Bảo Bảo