Ăn cắp, buôn bán hàng cấm, lấy đồ ăn quá dư thừa trong những buổi tiệc buffet cho đến sự tranh giành, chen lấn hay đổ rác bừa nơi công cộng… những hành động của một số ít đã đã làm xấu mặt người Việt trên nhiều nước bạn.
Ngày 15/5 vừa qua, tại khu vực Lyublino, nơi tập trung đông người Việt ở Moscow, cảnh sát đã bắt được 2 công dân VN đang có ý định tiêu thụ đầu của một con hổ Amur, một loài vật quý trong Sách Đỏ. Hai đối tượng cố chống cự song đã bị khống chế và còng tay vào hàng rào của khu chợ Lyublino. Hai người đàn ông này bị bắt đúng lúc họ định bán đầu một con hổ Amur qua quảng cáo trên báo. Ảnh: msk.kp.ru |
Tháng 4/2014, Nippon TV (Nhật Bản) đã đưa tin kèm đoạn video quay tại hiện trường cảnh 2 nghi phạm người Việt bị cảnh sát bắt giữ vì tình nghi ăn cắp mỹ phẩm tại một cửa hiệu ở tỉnh Kagawa. Theo bản tin của Nippon TV, 2 nghi phạm nói trên (nam giới, 23 tuổi và 25 tuổi) bị cảnh sát Nhật bắt khi đang cố gắng chạy trốn. Hai nghi phạm này thuộc nhóm 5 người Việt Nam bị cảnh sát Nhật theo dõi từ tháng 12/2013 vì hành vi ăn trộm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tại các nhà thuốc ở 2 thành phố Muragame và Mitoyo, tỉnh Kagawa. Ảnh: TNO |
Hình ảnh được cư dân mạng chia sẻ mới đây, được cho là chụp tại, Wako-shi, Nhật. Ảnh: Internet |
Tấm biển cảnh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản này được cư dân mạng cũng như truyền thông đưa lại rất nhiều lần. Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu... thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam. Ảnh: Internet |
Câu chuyện cái ô của bác Gen cũng gây chấn động một thời trên mạng. Chuyện rằng bác Gen Kitagawa đến Trường Nhật ngữ An Narimasu với chiếc ô của mình. Đến khi bác về, trời mưa, bác không tìm thấy chiếc ô ở nơi bác để nó - góc riêng cho mọi người để ô ở trường. Bức xúc, bác Gen viết một mẩu giấy, dán ở nơi để ô, nội dung: "Bác Kitagawa ghét HS VN vì có người lấy cái ô của bác!". |
Hàng loạt người xông vào... kết bạn với bác Gen Kitagawa để xin lỗi và bày tỏ sự xấu hổ của người Việt khi trong cộng đồng Việt Nam lại có người xấu đến mức trộm cả cái ô của bác. Có người kêu gọi ai đã lấy ô của bác nên mang trả lại để rồi sau đó thêm nhiều người xót xa khi chẳng có chiếc ô nào được trả về. Chỉ một số ít người đặt câu hỏi với bác Gen Kitagawa về cơ sở khiến bác kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác. Không chứng minh được, bác Gen đã ngỏ lời xin lỗi trên trang cá nhân, tháo bỏ mẩu giấy của mình và thay bằng một mẩu giấy khác... |
Nội dung mẩu giấy mới: "Kẻ lấy cái ô của bác ở đây chắc sung sướng không bị ướt. Mầy vui mừng thì cười lên đi. Trong lúc mầy cười tao phải khóc à!". Không kết luận học sinh Việt Nam lấy ô của bác nữa, nhưng bác Gen vẫn viết bằng tiếng Việt. |
Thêm một cảnh báo khác ở Nhật: Tuyệt đối không lấy ô và giày của người khác để dùng". Ảnh: Internet |
Không chỉ ở Nhật Bản, mà Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt. Ảnh: Internet |
Bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: 'Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)'. Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc. Ảnh: Internet |
Một bức ảnh khác cảnh báo tiếng Việt về thói vứt rác bừa bãi của người Việt ở Hàn Quốc. Ảnh: Internet |
Bức ảnh được cho là chụp ở Lào, cảnh báo thói đi vệ sinh bừa bãi bằng tiếng Việt. Ảnh: Internet |
Tấm biển với dòng chữ tiếng Việt chưa chuẩn cú pháp dành nhắc nhở những người thiếu ý thức khiến bao người Việt nhìn thấy phải cúi đầu xấu hổ. Ảnh: Internet |
Những hình ảnh tranh giành đồ ăn, lấy đồ ăn nhiều vô tội vạ cũng gây tai tiếng cho người Việt. Ảnh: Internet |
Tại Thái Lan... Ảnh: Internet |
tại Singapore... Ảnh: Internet |
tại Lào. Ảnh: Internet |
Trong cuộc sống, đôi khi chính những hành động của người lớn đã vô tình dạy con trẻ những điều xấu. Như người mẹ này, thản nhiên lấy rau câu đút cho con ăn trong siêu thị. Ảnh: Phunuonline |
Một người mẹ khác vô tư lấy sản phẩm của siêu thị (ở TP.HCM) cho con giấu vào túi áo. Liệu chị có dạy đứa trẻ kiềm chế được lòng tham khi nhìn thấy món đồ mình thích? Ảnh: Phunuonline |
M. Thư (tổng hợp)