- Phở có thể được xem là một món ăn đặc trưng nhất của nền ẩm thực Việt Nam. Qua thời gian, nhiều biến tấu xuất hiện làm cho món phở ngày càng hấp dẫn, phong phú.

Phở nước

{keywords}

Đây được coi là món phở truyền thống, khởi đầu của các biến tấu. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Ở miền Nam, phở được ăn kèm với rau thơm như rau mùi, rau húng, giá... Ảnh: Wikipedia

Phở xào

{keywords}

Bánh phở tươi, kết hợp với thịt bò thái lát, hành tây và rau cải xào trên lửa lớn. Món ăn thơm nức dậy mùi tỏi, hạt tiêu. Sự kết hợp đơn giản nhưng vô cùng đậm đà. Thành phần cũng có thể linh hoạt như thay thịt bò bằng thịt gà, lợn, tim cật. Rau có thể thêm tỏi tây, cần tây, cà rốt. Ảnh: getoffthetrail


Phở trộn

{keywords}

Cách làm khá đơn giản nhưng vị ngon của phở trộn thì không hề thua kém phở truyền thống. Một suất phở trộn gồm phở, thịt gà luộc xé nhỏ, hoặc thịt bò thái lát, rau mùi, hành phi và lạc rang. Nước dùng được pha chế khéo léo, vừa miệng theo bí quyết của từng quán. Khi ăn bạn chỉ cần rưới nước dùng, trộn đều và thưởng thức. Ảnh: dulichcauvong

Phở cuốn

{keywords}

Bánh phở được tráng mỏng, được cuộn với nhân là thịt bò thái mỏng, xào chín tới với xà lách, rau thơm. Phở cuốn ăn kèm với nước chấm chua ngọt. Thành phần nhân của phở cuốn có thể được biến tấu với thịt gà, thịt lợn, phở cuốn tôm chua, phở cuốn thập cẩm… Ảnh: Thegioiphunu

Phở chiên phồng

{keywords}

Bánh phở tươi dùng 3-5 lớp, được thái khổ chừng 3x3cm, chiên nở phồng, vàng ươm trong dầu nóng. Phở chiên phồng dọn cùng thịt bò xào mềm cùng với rau cải ngọt, rưới thêm ít nước xốt đậm đà. Ảnh: Phocuon

Phở chua

{keywords}

Phở chua là món ăn độc đáo của Lạng Sơn. Nguyên liệu chính của món này gồm bánh phở, khoai lang, thịt xá xíu, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, khoai môn, lạc rang, hành khô, dưa chuột, lạp sườn… Điều quyết định của phở chua Lạng Sơn chính là "nước đủ" hay còn gọi là "nước sốt". Để có một nồi nước đủ ưng ý, người ta phải phi thơm hành, tỏi, rồi đun cùng với ớt, cà chua, dấm đường, đường, nước mắm, gừng. Sau đó, người ta cho bột lăng vào để "cô" cho sánh nồi nước đủ lại. Gia vị 'hay' nhất của nồi nước đủ chính là dấm đường. Đây là thứ dấm rất riêng của Lạng Sơn bởi nó được làm từ quả chuối tây chín. Ảnh: Dulichdongbac

Phở hai tô

{keywords}

Phở khô hay còn được gọi là phở hai tô được coi là món ăn độc đáo ở Gia Lai. Món này thường được phục vụ trong 2 tô, một đựng phở, một đựng nước lèo. Người ăn sẽ thưởng thức phở riêng, rồi húp một ngụm nhỏ nước lèo, ăn kèm rau sống và một chút tương đen đặc biệt, đặc chế biến theo phương thức gia truyền của mỗi quán. Ảnh: Depplus/MASK

Minh Thư