Tên thật là Felix Kjellberg, ngôi sao mới 26 tuổi này đã tự tay gây dựng nên cho mình kênh Youtube có số lượng người đăng ký theo dõi cực lớn (46 triệu người) cùng với tổng số lượt xem lên tới 12,7 tỷ views, cao nhất trên bất kỳ một website video nào.
Không có một video nào của anh có dưới một triệu views và ước lượng thu nhập hằng năm lên đến 7 triệu USD - tất cả đến từ những đoạn phim vui nhộn khi anh chơi Grand Thef Auto, Amnesia hay một loạt các game kinh dị và thú vị khác.
Công thức đến với thành công của anh tất nhiên không chỉ là chơi game rồi hét toáng lên, mà đằng sau đó là biết bao sự chuẩn bị và những đánh đổi để đi theo đam mê của mình, chưa kể đến sức hút tự nhiên và lòng khiêm tốn của anh đối với những gì mình đạt được.
Dưới đây là những sự thật thú vị và khó tin về Pewds - như những người thân vẫn hay gọi anh.
PewDiePie – nghệ danh được hình thành từ sự cố ngoài ý muốn
Trên thực tế PewDiePie không phải là cái tên anh chàng này muốn đặt cho bản thân. Khi thành lập kênh Youtube vào tháng 12 năm 2006, cái tên đầu tiên anh ta chọn là PewDie tuy nhiên sau đó vào anh đã quên thông tin đăng nhập và phải tạo lại một tài khoản Youtube mới vào năm 2010 với cái tên PewDiePie (Pie được thêm vào vì anh thật sự là một người mê bánh ngọt).
Được biết kênh Youtube PewDie ban đầu có 14 video và hơn 440000 người theo dõi.
PewDiePie đang bị Youtube “trả lương” thấp – các nhà phân tích tài chính cho biết
7,4 triệu đô la là khoảng thu nhập đáng mơ ước của nhiều người tuy nhiên nó lại không phải là “mức lương” xứng đáng của PewDiePie.
Michael Thomason của Forbes cho biết dựa theo số lượng người theo dõi cũng như mức độ ảnh hưởng của các video của PewDiePie thì 7,4 triệu đô không phải là con số xứng đáng mà PewDiePie kiếm được thông qua Youtube.
Tính đến thời điểm viết bài này PewDiePie có hơn 46 triệu lượt người theo dõi trên kênh Youtube của mình. Nếu đưa con số này lên bảng dân số của các nước trên toàn thế giới, một đất nước với hơn 46 triệu người sẽ xếp thứ 30, vượt lên trên Kenya và trong tương lai sẽ còn lớn hơn Colombia. Bởi trung bình mỗi ngày có đến 40.000 lượt người mới bấm 'Subcribe' trên kênh Youtube của Pewds.
The Bro Army – một lực lượng fan hiếu chiếu của PewDiePie
Thuật ngữ “Bro” của PewDiePie là thuật ngữ gây nhiều tranh cãi nhất, PewDiePie luôn gọi các fan của mình là “Bros” và bắt đầu các fan của PewDiePie sử dụng thuật ngữ “Bro fist” như một lời chào và các fan này tự cho mình là “The Bro Army”. Thật ra đây là một thuật ngữ vui vẻ nhưng nhiều người lại có suy nghĩ khá tiêu cực về thuật ngữ này.
Mọi thứ đều bắt nguồn từ hành động của fan hâm mộ The Bro Army của PewDiePie họ được cho là một fan hâm mộ hiếu chiến và sẵng sàng “cắn xé” các Youtuber khác chơi hoặc stream các tựa game PewDiePie đã làm video. Tobuscus và UberHaxorNova chính là 2 Youtuber nổi tiếng chịu “thảm cảnh” này.
PewDiePie rất tích cực trong các chương trình từ thiện
Bỏ qua những lùm xùm của The Bro Army, PewDiePie và fan của anh ta thực sự là những người tham gia rất tích cực với các chương trình từ thiện. Anh đã quyên góp rất nhiều cho các chương trình từ thiện như Save the Children và Charity: Water… PewDiePie không công khai quá nhiều về việc làm từ thiện của mình nên đây là một bí mật ít ai biết đến.
Chiến dịch nhiều năm với mục đích mong muốn Taylor Swift follow Twitter của mình
Chiến dịch này bắt đầu từ năm 2013 và kéo dài đến năm 2015, PewDiePie làm mọi thứ để Taylor Swift chú ý và follow Twitter của mình. Anh bắt đầu thực hiện các dòng Tweet, các tác phẩm hình ảnh photoshop và video để gây chú ý đến Taylor Swift và cuối cùng sau nhiều năm Taylor Swift đã bắt đầu theo dõi Twitter của PewDiePie.
Bán hot dogs trước khi trở thành Youtuber tiền tỷ
Khi còn học tại trường đại học Chalmers University of Technology, PewDiePie cho biết anh đã đứng bán hot dogs tại một quầy di động và đây là công việc anh ta chọn trong thời gian đó.
Cha mẹ của PewDiePie đều là những con người quyền cao chức trọng trong giới doanh nghiệp ở Thụy Điển, và vì vậy dường như con đường như đã được vạch sẵn cho anh. Anh đạt đủ điểm để đỗ vào trường đại học công nghệ Chalmers danh giá ở Gothenburg, theo chuyên ngành Kinh tế Công nghiệp và Công nghệ Quản lí. Nhưng Pewds luôn biết đây không phải cuộc đời của mình, anh kể lại cho Swedish Radio:
" Phải kể cho cha mẹ rằng tôi đã không theo học "nền giáo dục trong mơ" ở Chalmers nữa và ngồi nhà quay video mình chơi game không hề dễ dàng. Ba mẹ tôi nói rằng làm vậy sẽ chả đưa con đi đến đâu trong cuộc đời này cả. Giờ nghĩ lại, điều đó thật sự đáng sợ. Tuy nhiên để vào được Chalmers chuyên ngành kinh tế công nghiệp bạn cần qua tất cả các môn với điểm A, nhưng dù sao tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc hơn khi bán bánh mỳ và tự làm video gaming của mình."
Đó thật sự là một rủi ro khồng lồ, nhất là khi bạn nhìn vào những cựu sinh viên tại đây, bao gồm những người từng đạt giải Nobel, các nhà khoa học nổi tiếng hay CEO của các tập đoàn lớn. Tuy vậy danh sách các cựu sinh viên sẽ không bao giờ có tên của PewDiePie, người bỏ học ngay trước thềm tốt nghiệp.