Chỉ cần mẹ đơn giản ở bên cạnh, có thể dựa đầu vào cũng đủ trấn an và đem đến sức mạnh cho đứa con thơ. Đó là lí do tại sao, cũng giống như con người, nhiều bà mẹ động vật luôn tha các con của chúng theo bên mình, vừa để chở che, vừa tiện chăm sóc chúng tốt hơn.

{keywords}

Thú có túi mẹ phải mất rất nhiều thời gian và năng lượng để cõng các con đi cùng đây đó. Mỗi lứa con của thú có túi cái trưởng thành lên tới 8 - 9 con và nó có thể sinh sản tới 3 lần/năm.

{keywords} 

Chẳng có con vật nào muốn gây hấn với một con nhện sói cái vừa đẻ trứng. Bà mẹ động vật này vô cùng hung hăng khi bảo vệ túi trứng gắn chặt vào bộ phận nhả tơ của nó. Khi các quả trứng ấp nở, hàng trăm con nhện con trèo lên lưng của mẹ chúng. Nhện mẹ sẽ phải đưa chúng đi cùng suốt nhiều ngày trước khi các con phát triển hoàn thiện và có thể tự mình di chuyển đây đó.

{keywords}

Khỉ đột là loài động vật linh trưởng lớn nhất thế giới, theo Sở thú Bronx. Các con khỉ đột trưởng thành thường nặng tới hàng trăm kg, với nhiều con cao như các vận động viên bóng rổ của chúng ta. Khỉ đột sơ sinh chỉ nặng khoảng 1,8 - 2,3kg, nhưng chúng lớn rất nhanh. Cũng giống như con của các động vật linh trưởng khác, khỉ đột con cũng có các chân và bàn tay cầm nắm được từ lúc mới chào đời, cho phép chúng bám vào bộ lông của mẹ. Tuy nhiên, khỉ đột mẹ vẫn phải chăm bẵm thêm, không rời các con cho cho tới khi bàn tay và bàn chân bé nhỏ của chúng trở nên mạnh mẽ hơn.

{keywords} 

Con người luôn phải lo lắng về cân nặng của mình, nhưng đối với gấu Bắc cực, cuộc sống của chúng lại xoay quanh mỡ, theo nhà nghiên cứu Mỹ Eline Lorenzen. Chuyên gia này cho biết: "Gấu Bắc cực sơ sinh sống nhờ vào sữa chứa tới 30% là chất béo. Các con gấu Bắc cực trưởng thành ăn chủ yếu là mỡ của con mồi là những động vật có vú ở biển. Loài động vật này có lượng mỡ tích tụ cực lớn dưới da. Vì chúng về cơ bản sống ở vùng băng tuyết Bắc cực và không được tiếp cận nước sạch gần như suốt cả năm, nên gấu Bắc cực sống dựa vào nước chuyển hóa, một sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất béo".

{keywords} 

Những con non thuộc loài chim lặn gavia đang được mẹ cõng trên lưng. Đây không đơn thuần chỉ là cách chim mẹ giúp chim con di chuyển theo kịp những cá thể trưởng thành khác trong đàn, mà còn nhằm giúp chúng giữ ấm và bảo vệ các con khỏi các động vật săn mồi cả trên không cũng như dưới nước.

{keywords} 

Nếu nhìn gần, bạn sẽ thấy thú ăn kiến con đang ngủ say sưa trên lưng mẹ. Nhưng đối với các động vật săn mồi từ xa, nó có thể bị lầm lẫn là một phần của bộ lông thú ăn kiến mẹ. Trong thực tế, đây là một cách giúp bà mẹ động vật ngụy trang bảo vệ tài sản quý giá của nó.

{keywords}

Linh ngưu con tận hưởng giấc ngủ thỏa thuê trên lưng mẹ, vốn đóng vai trò như một cái chăn lớn, ấm áp và an toàn. Theo Sở thú San Diego, các linh ngưu con có thể trèo núi đá và dùng đầu húc khi mới 2 tuần tuổi, cũng như phát triển sừng lúc 6 tháng tuổi, đồng nghĩa với việc có khả năng tự sống độc lập. Tuy nhiên, hầu chúng đều sống bám lấy mẹ cho đến khi bị mẹ tách ra để chuẩn bị cho sự chào đời của em chúng.

{keywords} 

Rái cá mẹ xứng đáng được coi là "bà mẹ của năm" vì chúng thực sự phải hy sinh tất cả vì con. Mẹ rái cái phải nỗ lực kiếm lượng thức ăn tăng gấp đôi để nuôi sống mình và các con. Chúng cũng thường biến thân mình thành bè cứu sinh, vận chuyển các con đi đây đó trên mặt nước, ngay cả khi đang cho con bú. Nhiều rái cá mẹ thường bị chết sau khi cai sữa cho con vì quá lao lực.

{keywords} 

Vượn cáo cái thuộc tốp các bà mẹ kiên cường nhất trong vương quốc động vật. Các nhà nghiên cứu phát hiện, các bà mẹ vượn cáo thường xuyên phải cạnh tranh, ẩu đả với cả bạn cùng giới và vượn cáo đực để cướp được phần thức ăn ngon về cho con. Nhìn chung, những đứa con sơ sinh của vượn cáo mẹ lớn tuổi hơn thường ít bị tổn thương hơn so với con của những vượn cáo mẹ trẻ hơn. Các nhà nghiên cứu nhận định, thực tế này có thể vì càng nhiều tuổi, vượn cáo mẹ càng nhiều trải nghiệm nhiều hơn và tìm ra cách bảo vệ con tốt hơn.

Tuấn Anh (Theo Discovery)