Các cô gái xinh xắn, không bước chân vào giảng đường đại học nhưng vẫn bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình ở ngôi làng "tung" đèn ông sao 5 cánh ra mọi miền.
Làng Báo Đáp (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định) là nơi làm đèn ông sao duy nhất của cả nước. Tại đây, người Hà Nội, TP.HCM thường đổ về nhập hàng để bán buôn cũng như bán lẻ ra toàn quốc.
Trong những ngày này, khác với sự tấp nập, lung linh sắc màu ở thành phố, làng Báo Đáp rất yên bình với những lối đi nhỏ, sạch sẽ. Chỉ khi vào bên trong từng nhà, không khí trung thu mới thực sự rộn ràng.
Tại nhà ông Nguyễn Văn Xá (xóm 1), con trai và con gái, từ lớn đến nhỏ đều tập trung vào việc làm đèn ông sao. Các cô bé, cậu bé thường làm những việc đơn giản như ghép các thanh tre lại thành hình đèn 5 cánh, phết hồ và dán giấy lên, sau đó xếp lại thành từng chồng. Hiện tại, công việc của cô bé này là dán giấy vàng lên từng cánh sao.
Cuộc sống yên bình, các cô bé ở đây có thể không đỗ đại học nhưng không lo thất nghiệp bởi đã có nghề truyền thống. Trong khi các ông bố chia sẻ rằng nghề đèn ông sao thu nhập một năm chỉ khoảng 40-50 triệu đồng thì các cô bé vẫn cảm thấy rất yêu thích công việc hiện tại.
Vào mùa này, ngoài việc học thì các bạn trẻ ở đây luôn ngập trong sắc màu rực rỡ của những chiếc đèn ông sao. Từng chồng đèn chất ngổn ngang trong sân, có độ cao còn hơn cả cô bé con gái của ông Nguyễn Văn Xá. Mỗi ngày, cô bé làm được khoảng 50 chiếc đèn. Mỗi chiếc bán buôn, loại nhỏ có giá 2.500-3.000 đồng, loại lớn là 7.000 đồng.
Cậu bé út cũng rất hồ hởi giúp gia đình trong việc làm đèn. Bình thường em có nhiệm vụ gom đèn lại cho gọn, sắp xếp những đồ rải rác trong nhà, nhưng hôm nay, em quyết học cách ghép các thanh tre thành hình một ngôi sao năm cánh. Được bố chỉ dẫn, cậu bé chỉ mất 3 phút là ghép xong.
Vũ Kim Xuyến năm nay lên lớp 10, là con gái út của ông Vũ Văn Chủng (xóm 4). Xung quanh cô bé đang là các chất liệu để hoàn thành chiếc đèn ông sao, gồm một nồi hồ, thước quệt hồ để dán giấy màu lên cánh ông sao.
Chị gái của Kim Xuyến là Vũ Thị Yến, Yến năm nay 19 tuổi. Năm ngoái em thi trượt ĐH nên quyết định ở nhà làm nghề đèn ông sao với bố. Yến cho biết mình bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Trung thu chỉ tấp nập khoảng một tháng nhưng tại làng nghề công việc diễn ra quanh năm nên thu nhập của em tương đối ổn định.
Vũ Thị Hương năm nay cũng 19 tuổi, là con gái trong gia đình có truyền thống làm đèn ông sao từ hơn nửa thế kỷ. Hương không thi đại học vì em xác định mình khó có thể đủ điểm đỗ. Em làm đèn ông sao với bố từ thưở còn thơ nên giờ đây đã thành thạo các khâu.
Hương có thể kể vanh vách quá trình ngâm tre ra sao, chẻ thành từng thanh mảnh thế nào, nhuộm giấy màu, đóng dấu lên giấy, rồi cuộn các sợi tua rua vào làm sao cho tròn trịa....
"Em nghĩ nếu không học được một trường đại học thì mình vẫn có một cuộc sống yên ổn gần gia đình với nghề làm đèn ông sao. Em thích công việc này, mỗi tháng bố cũng trả lương cho em, em có một "quỹ tiết kiệm" cho đến ngày đi lấy chồng" - Hương chia sẻ.
Qua niềm đam mê và đôi bàn tay khéo léo của các bạn trẻ, những chiếc đèn ông sao đến khắp mọi miền đất nước, cùng các em nhỏ hát rộn ràng: "chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu..."
Theo Zing
Ngộ nghĩnh “hội hóa trang” chợ đêm trung thu phố cổ
"Sốt" trào lưu tự làm bánh trung thu
Không khí Trung thu tràn ngập phố cổ Hà Nội
Teen Hà thành háo hức lượn phố Trung thu
"Sốt" trào lưu tự làm bánh trung thu
Không khí Trung thu tràn ngập phố cổ Hà Nội
Teen Hà thành háo hức lượn phố Trung thu
Làng Báo Đáp (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định) là nơi làm đèn ông sao duy nhất của cả nước. Tại đây, người Hà Nội, TP.HCM thường đổ về nhập hàng để bán buôn cũng như bán lẻ ra toàn quốc.
Trong những ngày này, khác với sự tấp nập, lung linh sắc màu ở thành phố, làng Báo Đáp rất yên bình với những lối đi nhỏ, sạch sẽ. Chỉ khi vào bên trong từng nhà, không khí trung thu mới thực sự rộn ràng.
|
|
Chị gái của Kim Xuyến là Vũ Thị Yến, Yến năm nay 19 tuổi. Năm ngoái em thi trượt ĐH nên quyết định ở nhà làm nghề đèn ông sao với bố. Yến cho biết mình bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Trung thu chỉ tấp nập khoảng một tháng nhưng tại làng nghề công việc diễn ra quanh năm nên thu nhập của em tương đối ổn định.
Hương có thể kể vanh vách quá trình ngâm tre ra sao, chẻ thành từng thanh mảnh thế nào, nhuộm giấy màu, đóng dấu lên giấy, rồi cuộn các sợi tua rua vào làm sao cho tròn trịa....
"Em nghĩ nếu không học được một trường đại học thì mình vẫn có một cuộc sống yên ổn gần gia đình với nghề làm đèn ông sao. Em thích công việc này, mỗi tháng bố cũng trả lương cho em, em có một "quỹ tiết kiệm" cho đến ngày đi lấy chồng" - Hương chia sẻ.
Theo Zing