Trong chuyện phòng the, nếu như cá ngựa, ngài, tằm đực là cứu cánh cho giới mày râu thì đối với nữ giới, nhục đậu khấu lại là vị thuốc kỳ diệu đem lại nhiều khoái cảm đặc biệt.

Trong chuyện phòng the, nếu như cá ngựa, ngài, tằm đực là cứu cánh cho giới mày râu thì đối với nữ giới, nhục đậu khấu lại là vị thuốc kỳ diệu đem lại nhiều khoái cảm đặc biệt.

Nhục đậu khấu (Myristica fragrans Hontt), tên khác là nhục quả, ngọc quả, là một cây nhỡ hoặc cây to, cành có vỏ ngoài nhăn nheo, hơi có khía, màu nâu xám. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình bầu dục hoặc hình mác, dài 5 - 15cm, rộng 3 - 7cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông tơ, dày hơn ở lá non và có gân nổi rất rõ.

{keywords}

Trong chuyện phòng the, nếu như cá ngựa, ngài, tằm đực là cứu cánh cho giới mày râu thì đối với nữ giới

Cụm hoa đực dài 1 - 3cm, mọc ở kẽ lá gồm 3 - 20 hoa, bao hoa hình trứng, có lông chia 3 thùng (đôi khi 4), nhị xếp thành cột có đế dày, nhẵn, bao phấn thuôn, cụm hoa cái mọc ở kẽ lá gồm 1 - 2 hoa, bao hoa hình trứng rộng, có lông ở mặt ngoài, chia 3 thùng ở đầu, bầu có lông mịn.

Quả thương đơn độc, có cuống ngắn, đôi khi mang bao hoa tồn tại; hạt hình trứng có áo và nhân màu trắng.

Cây có nguồn gốc ở vùng đảo Thái Bình Dương được nhập trồng vào đất liền ở khắp vùng nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Nam.

Theo các tài liệu cổ của y học Trung Quốc, nhục đậu khấu được dùng rất phổ biến làm hương liệu, gia vị và đặc biệt thuốc kích dục, tăng cường khả năng sinh lý và sự hưng phấn của phụ nữ. Họ gọi nhục đậu khấu là “gia vị tình yêu” hay “viagra cho nữ giới”.

Đến mùa quả nhục đậu khấu chín (tháng 5 - 6 và 11 - 12), người ta thu hái chúng đem về, bóc bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi sấy cho khô, được nhục quả y. Đem nhục quả y tẩm ướt, rồi bọc bột mì, cám gạo hoặc bột hoạt thạch, đem nướng đến khi vỏ bọc cháy hết. Còn hạt đem sấy ở nhiệt độ 80 độ đến khi lắc có tiếng lọc cọc thì đem đập lấy nhân, sao nóng, ép bỏ dầu hoặc tán hạt thành bột, gói vào giấy bản rồi ép bỏ dầu.

Hạt nhục đậu khấu chứa 14,3% nước, 7,5% protein, 28,5% hydrat cacbon, 11,6% sợi, 1,7% chất vô cơ, 0,12mg Ca, 0,24mg phosphor và 4,6mg sắt, 6-16% tinh dầu, 14,6 - 24,2% tinh bột, 2,25% pentosan, 1,5%furfural, 0,5 - 0,6% pectin. Phẩm chất và tác dụng chữa bệnh của nhục đậu khấu là do tinh dầu với hàm lượng không dưới 5%.

Khi dùng, lấy 0,25 - 0,5g bột nhục đậu khấu ninh nhừ với cháo, ăn trong ngày. Cháo nhục đậu khấu có mùi thơm đặc trưng và vị ngon hấp dẫn. Có thể dùng bột hạt pha trà hoặc cho vào nước giải khát mà uống.

DS. Huyền Hoa

(Theo Sức khỏe & Đời sống)