Bằng sự năng động, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Bắc Ninh vẫn cố gắng đạt mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch. TGĐ công ty Hanel PT chia chia sẻ về kinh nghiệm này trong chương trình đối thoại trực tuyến.
Ngày 30/7, công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức tọa đàm với chủ đề "Nâng cao chất lượng môi trường làm việc, năng suất, hiệu suất và thu nhập cho người lao động".
Đây là hoạt động được Nhựa Tiền Phong duy trì tổ chức từ năm 2022, thời điểm dịch COVID-19 đã không còn là mối lo lắng của xã hội, nhưng vẫn để lại những khó khăn vô cùng lớn cho sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, chương trình đối thoại với người lao động là để tạo ra môi trường làm việc tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập cho toàn thể CBNV, qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động.
Cầu nối hiệu quả giữa lãnh đạo vào người lao động
Buổi tọa đàm có sự tham gia của ông Đặng Quốc Dũng - Chủ tịch HĐQT công ty, ông Chu Văn Phương - Tổng Giám đốc, cùng các thành viên Ban điều hành, Công đoàn công ty và 400 nhân viên đại diện cho 1.300 cán bộ nhân viên của công ty. Đây là một cầu nối quan trọng giúp phát huy tính dân chủ tại nơi làm việc, đồng thời thể hiện cam kết của công ty trong việc tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên sau ảnh hưởng của đại dịch.
Theo ông Phạm Hồng Sĩ, Chủ tịch công đoàn công ty, chương trình này không chỉ giúp truyền tải các chính sách mới mà còn là dịp để lãnh đạo lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân viên.
Một trong những điểm nổi bật của buổi tọa đàm năm nay là việc gia tăng các quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là tăng mức lương đóng Bảo hiểm Xã hội theo các chính sách của nhà nước. Ông Đặng Quốc Dũng nhấn mạnh rằng con người là yếu tố cốt lõi trong sự phát triển của công ty. Vì vậy, trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, Ban điều hành luôn nỗ lực để cân bằng lợi ích giữa người lao động, cổ đông, đối tác và trách nhiệm xã hội.
Lộ trình tự động hóa sản xuất đang được công ty lên kế hoạch triển khai, với mục tiêu tạo ra những bước đột phá trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình này sẽ được thực hiện từ từ để đảm bảo nhân viên có thể thích nghi và được sắp xếp vào các vị trí công việc phù hợp, giúp duy trì sự ổn định công việc cho toàn bộ nhân viên.
Ban lãnh đạo cũng cam kết giữ mức lương thưởng bình quân cao hơn từ 10 - 15% so với mặt bằng chung. Đồng thời, mức lương sẽ được điều chỉnh tăng mỗi hai năm theo lạm phát chung của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, công ty đặc biệt chú trọng đến sức khỏe và môi trường làm việc cho người lao động. Ngoài chế độ phụ cấp độc hại và kiểm soát khí độc, khí bụi, Nhựa Tiền Phong đã đầu tư 150 tỷ đồng vào hệ thống trộn tự động nhằm tạo ra môi trường làm việc xanh sạch, ngăn ngừa các bệnh nghề nghiệp.
Trong buổi tọa đàm, các vấn đề liên quan đến chế độ nghỉ phép, quyền lợi du lịch, an toàn lao động cũng được Ban lãnh đạo giải đáp thỏa đáng. Ông Chu Văn Phương cam kết sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để điều chỉnh chính sách theo quy định nhà nước, tạo môi trường làm việc tích cực và an toàn.
Người lao động và doanh nghiệp cam kết gắn bó bền lâu
Tại buổi đối thoại, nhiều người lao động đã được nói lên ý kiến, tâm tư của mình trong quá trình làm việc. Chị Bùi Ngọc Thanh, công nhân Nhà máy sản xuất phụ tùng, bày tỏ mong muốn được thường xuyên tham gia những buổi đối thoại như thế này để hiểu rõ hơn về quyền lợi và mục tiêu của công ty. Anh Lương Văn Tuân, công nhân Nhà máy Cơ khí, chia sẻ rằng buổi tọa đàm giúp anh tin tưởng vào sự điều hành của Ban lãnh đạo, đánh giá cao sự minh bạch và tận tâm trong việc lắng nghe và đáp ứng các mối quan tâm của nhân viên.
Chị Bùi Thị Tuyết, nhân viên Ban Tài chính kế toán, nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách rõ ràng, minh bạch. Anh Nguyễn Quốc Khánh, tổ trưởng công đoàn nhà máy PVC, cũng mong muốn công ty tổ chức thêm các buổi đối thoại như thế này để nâng cao tinh thần đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau.
Những ý kiến trên đều đúng như kỳ vọng mà tập thể lãnh đạo Nhựa Tiền Phong đã cam kết khi tổ chức các chương trình đối thoại mỗi năm là với tinh thần cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau. Điều này không chỉ giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp và gắn kết mà còn tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển dài lâu của công ty. Trong tương lai, Nhựa Tiền Phong đặt mục tiêu sẽ trở thành thương hiệu uy tín, phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp tích cực vào nền kinh tế và xã hội.
Qua những sự kiện như này, Nhựa Tiền Phong không chỉ tạo dựng niềm tin nơi người lao động mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững hướng tới kỷ niệm 65 năm thành lập vào năm 2025. Đây cũng sẽ là mô hình hay đáng để nhiều doanh nghiệp khác học hỏi, góp phần thúc đẩy kinh doanh khởi sắc sau đại dịch COVID-19.