Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn dữ liệu vệ tinh do Tổ chức Sáng Kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) cung cấp cho thấy, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông qua eo biển Malacca hôm 4/4 vừa qua, sau khi tham gia tập trận cùng hải quân-không quân Ấn Độ hồi tuần trước.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Chuyên gia nghiên cứu chiến lược Ben Scheer thuộc trường Đại học Macquarie ở Sydney, Australia nhận định, động thái nhóm tàu sân bay Mỹ đi vào Biển Đông là nhằm phản bác các yêu sách chủ quyền bất hợp pháp của chính quyền Bắc Kinh ở khu vực này, cũng như để báo hiệu cho một số quốc gia đồng minh trong khu vực, chẳng hạn như Philippines, rằng nước Mỹ “là một đồng minh có năng lực và đáng tin cậy”.
Nhà nghiên cứu Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho rằng, động thái trên của chính quyền Washington là nhằm “phát đi tín hiệu” về những cam kết duy trì sự hiện diện quân sự đáng tin cậy của Mỹ đối với những quốc gia đồng minh trong khu vực, cũng như ngăn Trung Quốc sẽ có “những hành động quyết liệt” ở khu vực Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo học giả Tiết Thần thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải, việc lực lượng hải-không quân Mỹ tăng cường các hoạt động tại những vùng biển xung quanh Trung Quốc là nhằm gửi một thông điệp tới chính quyền Bắc Kinh, nhưng ông không tin điều này có liên quan tới những tranh chấp xoay quanh Đá Ba Đầu thời gian gần đây.
Tuấn Trần
Philippines tố Trung Quốc âm mưu chiếm thêm thực thể ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cáo buộc Trung Quốc đang âm mưu chiếm thêm "các thực thể" ở Biển Đông như những gì họ từng thực hiện ở Đá Vành Khăn và bãi cạn Scarborough.
Mỹ - Philippines điện đàm về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông
Các cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ và Philippines đã thảo luận về mối quan tâm chung của cả hai phía, liên quan tới các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông.