- Hình ảnh tàu điện chạy, kêu leng keng khắp các khu phố của thủ đô đã được nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng (100 tuổi) chụp lại sau những năm đầu giải phóng.
63 năm sau ngày giải phóng, Hà Nội đã trải qua những thời khắc hào hùng, những tháng năm bị chiến tranh tàn phá, những quãng đường gian khó, nhưng cũng lưu giữ trong ký ức những hình ảnh đẹp đẽ của một thời khó phai mờ.
Nhân kỷ niệm 63 năm ngày giải phóng thủ đô 10/10, cùng xem lại những bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng, người vừa được vinh danh là một trong 10 công dân ưu tú của Thủ đô 2017.
|
Bên trong căn nhà nhỏ trên phố Trần Quốc Toản treo đầy những tác phẩm ảnh của ông |
|
Ông cùng người con trai là ông Lê Cường (hiện đang công tác tại Viện Mỹ thuật, ĐH Mỹ thuật VN) xem lại những bức ảnh về Hà Nội thế kỷ trước |
|
Niềm say mê với nhiếp ảnh của người nghệ sĩ già vẫn không giảm |
Mỗi bức ảnh là một khoảnh khắc đã đi qua, nhưng với nhiếp ảnh gia Lê Vượng, đó còn là kỷ niệm, đối với Hà Nội nơi ông sinh ra, ông luôn dành tình cảm đặc biệt.
Bây giờ dù không thể đi lại được nhiều nhưng ông vẫn nhớ như in từng hình ảnh về những con phố nhỏ với lớp lớp mái nhà, những cây bàng lá đỏ điểm tô một góc phố, nhớ chiếc cầu Thê Húc in bóng mặt hồ Gươm phẳng lặng, nhớ tiếng còi tàu điện leng keng, nhớ tiếng trẻ em cười vang khi cùng nhau chơi những trò vụng dại…
|
Tàu điện chạy xuyên qua quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục những năm đầu sau giải phóng |
|
Hình ảnh trẻ em nô đùa trên tàu điện qua con phố Hàng Đào năm 1960 |
|
Xe đạp - phương tiện phổ biến lúc bấy giờ. Ảnh chụp trên phố Nguyễn Thái Học năm 1965
|
|
Phố Hàng Cân năm 1965 |
|
Phố Hàng Buồm năm 1960 |
|
Hầm tăng xê trú ẩn bên hồ Hoàn Kiếm năm 1978 |
|
Lớp lớp mái nhà trên phố Cầu Gỗ giờ chỉ còn là quá khứ |
|
Tổng vệ sinh đường phố khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm năm 1960 |
|
Khu chung cư Giảng Võ những năm 1970 vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ |
|
Trẻ em vui chơi trên cầu Thê Húc năm 1963 |
|
Cây đa phố Ngõ Gạch vẫn còn tồn tại cho đến nay. Ảnh chụp năm 1960 |
|
Phố Hàng Mắm |
|
Một trong những bức ảnh quý chụp cầu Thê Húc năm 1935
|
|
Cầu Long Biên bị hư hỏng được ông chụp năm 1980 |
|
Một bức ảnh màu chụp 2 người đàn ông ngồi tán gẫu trên vỉa hè ở ngã 3 Hàng Bè năm 1982 |
Sắc lệnh quốc kỳ là một trong 118 sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945-1946, là bảo vật quốc gia.
"Hà Nội 60 ngày đêm huyết lệ" là cách nói "rất Hà Nội" về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm, diễn ra vào cuối năm 1946 đầu năm 1947.
60 năm qua, Đảng bộ, quân và dân Thủ đô đã vượt qua muôn vàn khó khăn
gian khổ, đoàn kết một lòng, đương đầu với mọi thử thách khốc liệt, xây
dựng Hà Nội thành thành phố anh hùng, thành phố vì hòa bình.
Gần 40 năm qua, du khách đến thăm Hà Nội khi đi qua ngã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng đều dừng lại ngắm nhìn một bức tranh.
43 năm trôi
qua nhưng "cô bé" học sinh khoa piano thuở nào vẫn nhớ như in buổi biểu diễn cho
Bác Hồ tháng 5/1969, chỉ ít tháng trước khi Bác ra đi mãi mãi.
Trần Thường