Mẹ chồng em cẩn thận lên cả danh sách để chúng em mua đồ chúc Tết cho khỏi sót. Em nhìn bản danh sách đến gần 100 nhà, nhà nào cũng được mẹ đóng mở ngoặc yêu cầu lễ to to mà buồn cả lòng.

Còn gần hai tháng nữa mới đến Tết, nhưng hôm nay, đọc tâm sự của chị Trâm Nhung trên báo VietNamNet về chuyện biếu Tết nội ngoại, em lại thấy nổi da gà. Nỗi ám ảnh về Tết lại hiện lên trong em rõ mồn một.

Hoảng hốt vì chồng đòi biếu nhà nội 50 triệu tiêu Tết

Nghe chồng nói năm nay sẽ biếu Tết nhà nội 50 triệu mà em choáng váng, không tin nổi vào tai mình.

‘Ai đòi rút ngắn Tết, chắc không phải người Việt’

Cũng như em tôi, tôi có một người học trò nghèo khác hàng năm Tết về cũng mang trong mình những nỗi buồn trĩu nặng. 

Năm ngoái, em là dâu mới. Lần đầu tiên ăn Tết ở quê chồng nên cảm giác hồi hộp và háo hức lắm. Gần đến Tết, em đã vội vã đi siêu thị săn hàng “ngon, bổ, rẻ” mang về quê chồng. 

Em mua gần 1 triệu tiền bánh kẹo, hạt dẻ, hạt sen, hạt hướng dướng… để ăn vặt và tiếp khách. Ngoài ra, em đặt mua giò, chả đặc biệt ở Hà Nội và 5 hộp bánh kẹo ngon để mang về nhà chồng. 

Cứ tưởng thế là chu đáo và đầy đủ vì bên cạnh những khoản em mua, chồng em còn chuẩn bị tiền để biếu và mừng tuổi bố mẹ. 

Nhưng vừa về đến nhà, bố mẹ chồng ra kiểm đếm đồ. Kiểm xong, mặt bố chồng em biến sắc. Mẹ chồng thì giận dỗi bảo: “Chúng mày mua được 5 hộp bánh thế này thì ai ăn ai nhịn?” rồi ngúng nguẩy đi vào phòng.

{keywords}
Ảnh minh họa

Hôm sau, thấy vợ chồng em về chị chồng đưa cả nhà đến chơi. Vừa đến, chị đã chạy tót vào phòng xem đồ em mua sắm. Xem xong chị lại bĩu môi và buông một câu ranh rờn. Chị bảo: "Năm nay mẹ có dâu mới, cậu mợ phải đứng ra mua sắm đồ chúc Tết nội ngoại. Cậu mợ mua ít thế này thì bõ bèn gì?".

Em hoảng hốt lắm vì cái "bõ bèn ấy" của chị nhưng đã tốn của em gần 3 triệu đồng. Em hỏi thì chị bảo, em phải mua gấp 10 lần chỗ đó. Rồi chị kể, nào biếu Tết bên nội của bố, bên ngoại của bố, bên nội của mẹ, bên ngoại của mẹ, thông gia của bố mẹ, bạn thân của bố, bạn thân của mẹ rồi hàng xóm láng giềng… 

Ở quê chồng em, Tết nhất không đến chúc suông, ai đến nhà ai cũng phải có hộp bánh, hộp kẹo, gói mỳ chính và hộp chè. Quan hệ của ai càng thân thiết thì lễ càng phải to. Ví như bậc cô, dì, chú, bác, mỗi lễ đến chơi cũng phải 400 - 500 nghìn. Đó là chưa kể tiền mừng tuổi. Em nghe chị chồng nói mà há hốc miệng.

Hôm sau, em rủ chồng ra cửa hàng mua thêm đồ chúc Tết. Trước khi đi, em hỏi qua ý kiến mẹ chồng và nhờ bà tư vấn các gói lễ. Mẹ chồng em cẩn thận lên danh sách để chúng em mua đồ khỏi thiếu sót. Em nhìn bản danh sách đến gần 100 nhà, nhà nào cũng được mẹ đóng mở ngoặc yêu cầu lễ to to mà tím mặt.

Vợ chồng em tuy mang tiếng làm ở Hà Nội nhưng đồng lương công chức chỉ 4 - 5 triệu/tháng. Tết nhất cơ quan cũng chỉ thưởng cho 5 triệu. Vậy mà… Chồng em thấy mặt vợ không vui nên cũng động viên em. Thế là chiều hôm đó, hai đứa đi rút thêm 20 triệu, cộng với 15 triệu có sẵn rồi đi mua quà.

Hai vợ chồng đi xe máy. Lúc về, bánh kẹo, trà thuốc chằng kín xe và cao như núi. Chưa hết, Tết nhất đi chúc họ hàng, hai vợ chồng còn phải chở theo thùng bánh kẹo. Đến mỗi nhà em lại lấy ra mỗi thứ một hộp, cứ như đi phân phát. Ấy thế mà, đến nhiều nhà, chủ nhà còn tỏ vẻ không hài lòng vì món quà Tết mọn…

Vì thế, bây giờ, cứ nghĩ đến Tết là em lại phát sợ. Tết năm nay, chắc kịch bản nhà em lại tương tự…

...
Tết Nguyên Đán (Tết Cổ truyền) được xem là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt. Việc chi tiêu sắm Tết, mua quà biếu gia đình, họ hàng, vấn đề mừng tuổi... khiến không ít người lo lắng, băn khoăn. Độc giả có bài viết chia sẻ về chủ đề này, xin gửi cho chúng tôi theo địa chỉ email: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được lựa chọn để đăng tải. Trân trọng cảm ơn!

Bàn chuyện Tết tây, Tết ta

Cùng bàn chuyện về Tết 2017. Diễn đàn chuyện Tết xin kính mời độc giả theo dõi và bình luận về các câu chuyện ngày Tết, văn hóa Tết Việt Nam xưa và nay.

Làm 'osin' 10 ngày, Tết ơi đừng đến nữa!

Nghe tin Tết âm lịch sắp tới nghỉ hẳn 10 ngày, em rụng rời chân tay. Những ai cùng phận làm dâu như em chắc sẽ hiểu.

Mai Trang (Hà Nội)