Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên là 47% nhưng gần 80% số này chưa được điều trị.

Huyết áp cao là thuật ngữ mô tả trình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim và các cơ quan khác như não, thận, mắt. Khi đó, huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg.

{keywords}

Huyết áp cao có thể ảnh hưởng tới bàn chân. Ảnh minh họa: Health Magazine

Theo thời gian, huyết áp cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đe dọa tính mạng.

Các triệu chứng phổ biến của cao huyết áp là đau đầu, chóng mặt bất thường, thị lực giảm nhanh chóng, khó ngủ…

Ngoài ra, huyết áp cao còn dẫn tới giảm lưu thông tuần hoàn ở chân và bàn chân. Điều này dẫn tới một loạt các biểu hiện khác. 

Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bàn chân dưới đây, bạn cần đề phòng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp: 

- Cảm giác nóng bàn chân (do mạch suy yếu)

- Rụng lông ở chân và bàn chân

- Tê và ngứa ran ở bàn chân

Việc khám sức khỏe cũng có thể chỉ ra các vấn đề về cấu trúc ở bàn chân hoặc chân của bạn, khả năng bị nhiễm trùng nấm, phản xạ có nhanh nhẹn không. 

Bác sĩ Lee Kirksey, chuyên khoa phẫu thuật mạch máu, cho biết những người bị bệnh động mạch ngoại biên dễ đau mỏi chân, gặp khó khăn khi đi bộ vì chuột rút.

Ông nói thêm: “Những người đang hoặc từng hút thuốc, người có tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch ngoại biên hoặc có các triệu chứng của bệnh nên đi kiểm tra".

Những người khỏe mạnh không có triệu chứng, dưới 60 tuổi, chưa từng hút thuốc hoặc không có tiền sử gia đình mắc bệnh không cần đi khám. 

Nếu trước đây bạn đã bị chẩn đoán tăng huyết áp, hãy nhớ thông báo cho bác sĩ để họ có thể kê đơn thuốc phù hợp với thuốc huyết áp của bạn.

An Yên (Theo Express)

Triệu chứng của căn bệnh ‘giết người thầm lặng’

Triệu chứng của căn bệnh ‘giết người thầm lặng’

Cao huyết áp âm thầm gây ra nhiều loại biến chứng, phổ biến nhất là các bệnh tim mạch.