Sau 3 ngày diễn ra Hội chợ Cá Tra và Các sản phẩm thủy sản năm 2017 đã thu hút hơn 10.000 lượt khách đến thăm quan mua sắm tại hội chợ.

Xuất khẩu cá tra còn nhiều thách thức

Thống kê của Tổng Cục Thủy sản Việt Nam cho biết, trong sáu tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt hơn 500 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2016. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khi xuất khẩu cá tra sang các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, Brazil… đều khởi sắc với mức tăng trưởng cao, thì ở thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có sự sụt giảm đáng kể.

Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu sản phẩm này sang Mỹ giảm 6% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, do tác động của Chương trình thanh tra cá da trơn, trong tháng Tám vừa qua, xuất khẩu cá tra sang Mỹ chỉ đạt 18,44 triệu USD, giảm 58,5% so với tháng trước đó (44,45 triệu USD) và giảm 54,8% so với tháng cùng kỳ năm trước.

{keywords}
Cá Tra mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiến lược của Việt Nam

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định: “Sẽ còn rất nhiều việc phải làm để tháo gỡ khó khăn cho cá tra tại các thị trường Mỹ, EU. Song ngành thủy sản Việt Nam cần xác định thị trường Mỹ vẫn là thị trường chủ lực của cá tra. Bên cạnh thị trường EU, nhiều DN cá tra Việt Nam cũng đang chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một thị trường lớn được các DN cá tra quan tâm.”

Theo VASEP, việc các cửa hàng thuộc hệ thống AEON (Nhật Bản) có trưng bày sản phẩm cá tra Việt Nam thời gian qua là tín hiệu tốt nhưng để chinh phục thị trường Nhật Bản, các DN không chỉ cần cải thiện chất lượng mà còn cần chiến lược quảng bá, thuyết phục người tiêu dùng tại đây.

Chú trọng thị trường nội địa

Mặc dù cá tra và các sản phẩm từ cá tra của Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia trên thế giới, nhưng nó lại khá mới mẻ đối với người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là với người tiêu dùng phía Bắc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do trước đây các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc xuất khẩu mà chưa thực sự quan tâm phát triển thị trường trong nước.

Ông Lê Thanh Thuấn Phó - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam (Vinapa) cho biết: “Con cá tra Việt Nam sản vật quí báu cần phải được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là tại thị trường trong nước. Hiện nay Cá tra được chế biến thành hơn 60 loại sản phẩm tiện dụng bên cạnh đó Tập đoàn Sao Mai đã tiên phong ứng dụng thành tựu công nghệ tiên tiến, phối hợp với các nhà khoa học của Việt Nam sản xuất thành công Dầu ăn cao cấp Ranee từ cá tra. Đây là dòng sản phẩm được Viện Dinh dưỡng khuyên dùng và đưa vào chiến lược bô sung vi chất cho trẻ em Việt Nam giai đoạn từ 2015 - 2020”.

Để khởi động chiến lược này, từ ngày 6 - 8/10/2017, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội chợ cá tra và các sản phẩm thủy sản Việt Nam tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy (TP Hà Nội).

{keywords}
Các gian hàng tại Hội chợ Cá Tra và các sản phẩm thủy sản

Tham gia Hội chợ lần này có sự góp mặt của hơn 40 doanh nghiệp với 74 gian hàng giới thiệu các sản phẩm Cá Tra và các sản phẩm thủy sản thế mạnh của Việt Nam như Tôm, Cá Ngừ... Hội chợ nhằm quảng bá các sản phẩm, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cá tra và một số sản phẩm thủy sản khác tại thị trường trong nước, quốc tế, và khu vực.

Hội chợ được đánh giá là đầu tư quy mô , cách tổ chức hấp dẫn, mới lạ với đại tiệc Buffe với gần 30 món ăn được từ Cá Tra được các đầu bếp nổi tiếng chế chế biến phục vụ thực khách hoàn toàn miễn phí.Hương vị tinh tế cùng giá trị dnh dưỡng vượt trội của Ca Tra đã thuyết phục được người tiêu dùng Phía Bắc ngay từ lần giới thiệu đầu tiên.

Lệ Thanh