Nghiên cứu do Học viện Quân y số 2 và Học viện Quân y Hải quân của Trung Quốc thực hiện và công bố trên tạp chí Quân y của Anh cho thấy, tỷ lệ các thủy thủ làm việc trên tàu ngầm báo cáo gặp những vấn đề tâm lý nghiêm trọng cao hơn nhiều so với tỉ lệ mắc bệnh của toàn lực lượng quân đội nước này (PLA). 

{keywords}
Một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Theo CNN, trong nghiên cứu mới, các chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành khảo sát 580 thủy thủ tàu ngầm là nam giới, đang biên chế trong hạm đội Biển Đông của Hải quân PLA. Kết quả phân tích câu trả lời khảo sát phản ánh, tỷ lệ lo lắng, ám ảnh, hoang tưởng và buồn ngủ ở những thủy thủ này cao hơn mức trung bình toàn quân.

“Nghiên cứu này lần đầu tiên chứng minh, các binh sĩ và sĩ quan trong lực lượng tàu ngầm ở Biển Đông đang phải đối mặt với các nguy cơ về sức khỏe tâm thần cũng như mắc những vấn đề tâm lý nghiêm trọng”, trích kết luận của các nhà nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu lưu ý, các điều kiện sinh hoạt và tình hình quân sự ở Biển Đông càng làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng.

Biển Đông đã trở thành "điểm nóng" về căng thẳng quân sự trong vài năm trở lại đây. Việc Bắc Kinh đưa ra các yêu sách chủ quyền phi pháp đối với phần lớn vùng biển giàu tài nguyên này, cùng các hành động để thực hiện những yêu sách đó đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của các nước láng giềng cũng như sự lên án của cộng đồng quốc tế.

Washington công khai gọi các yêu sách của Bắc Kinh là "bất hợp pháp", đồng thời thường xuyên cử các tàu chiến và trực thăng đến khu vực để đảm bảo "tự do hàng hải" cũng như "một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở". Đáp trả, Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động quân sự trong khu vực, đồng nghĩa các tàu ngầm có thể trải qua 2 - 3 tháng hoạt động chìm dưới nước.

“Môi trường không tốt cho thể chất đồng nghĩa với việc các thủy thủ tàu ngầm không chỉ sống trong một môi trường bị cô lập, chật hẹp, đóng kín liên tục mà còn phải ngủ trong cabin tiếp xúc với tiếng ồn quá mức”, nhóm nghiên cứu giải thích. Họ lưu ý, tiếp xúc liên tục với ánh sáng nhân tạo cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Trung Quốc hiện có một hạm đội gồm ít nhất 60 tàu ngầm với ít nhất 10 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân, theo một báo cáo năm 2019 từ tổ chức Sáng kiến mối đe dọa hạt nhân (BTI) có trụ sở ở Washington (Mỹ). Tuy nhiên, Bắc Kinh đang tiếp tục theo đuổi một chương trình đóng tàu đầy tham vọng, trong đó các tàu ngầm giữ một vai trò quan trọng.

Trong báo cáo gửi quốc hội tháng 3/2020, Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ nhận định, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân PLA sẽ tăng lên 16 chiến trong thập niên tới.

Tuấn Anh 

Chính quyền ông Biden điều nhóm tác chiến tàu sân bay đến Biển Đông

Chính quyền ông Biden điều nhóm tác chiến tàu sân bay đến Biển Đông

Chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cử một nhóm tác chiến tàu sân bay đến Biển Đông đúng vào ngày Trung Quốc điều 13 chiến đấu cơ, bao gồm cả các máy bay ném hạt nhân áp sát Đài Loan.

Mỹ tuyên bố sát cánh Đông Nam Á ứng phó với sức ép từ Trung Quốc

Mỹ tuyên bố sát cánh Đông Nam Á ứng phó với sức ép từ Trung Quốc

Theo Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, Washington bác bỏ những tuyên bố phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và sẽ sát cánh với các quốc gia Đông Nam Á để ứng phó với sức ép của Bắc Kinh.