Dự án Khu nhà ở xã hội phường Cam Nghĩa (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) do Công ty Cổ phần Muối Cam Ranh làm chủ đầu tư, phối hợp với đơn vị tư vấn là Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp.
Trong báo cáo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt đã nêu rõ những phương án phòng ngừa sự cố chất thải.
Trước hết, về hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải, chủ đầu tư sẽ xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 6.718 m3/ngày đêm để xử lý nước thải cho dự án.
Tổng lượng nước thải của dự án ước tính trung bình khoảng 2.793 m3/ngày đêm, cao nhất khoảng 3.400 m3/ngày đêm. Chủ đầu tư sẽ xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải tách riêng biệt hoàn toàn với hệ thống thu gom, thoát nước mưa.
Trạm xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học hiện đại, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định sau đó đấu nối vào mạng lưới thoát nước thải và xả ra nguồn tiếp nhận. Trạm xử lý nước thải được bố trí ở các lô đất hạ tầng kỹ thuật.
Nước thải sinh hoạt sau xử lý sơ bộ bằng các bể tách mỡ và bể tự hoại sẽ được chuyển qua hệ thống thu gom nước thải tới Trạm xử lý nước thải.
Nước thải của dự án sau khi xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT, sẽ được sử dụng tưới cây, rửa đường và xả ra kênh đào phía Đông, sau đó ra đầm Thủy Triều.
Trường hợp khi trạm xử lý nước thải xảy ra sự cố hoặc trong quá trình trạm thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng thì lượng nước thải phát sinh trong ngày được lưu giữ tại các hố ga trên hạ tầng thu gom, các khối bể gom - tách mỡ - điều hòa đủ thời gian cho công tác khắc phục trạm trong thời gian tối thiểu 12h.
Cũng trong báo cáo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án, giải pháp thu gom, lưu chứa và quản lý chất thải rắn đã nêu rõ phương án xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại.
Ước tính khối lượng chất thải phát sinh theo quy mô dân số của đô thị là 20.250 người, mức phát thải chất thải rắn sinh hoạt khu nhà ở là 1,3 kg/người/ngày đêm; chất thải rắn khu công cộng tính bằng 15% khối lượng chất thải khu nhà ở. Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh khoảng 35,70 tấn/ngày.
Nhóm rác thải sinh hoạt được chia thành nhóm chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy và nhóm chất thải rắn khó phân hủy.
Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác dễ bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên như các loại thức ăn thừa, vỏ trái cây… Nhóm chất thải rắn này có thể được xử lý chế biến thành phân compost.
Còn chất thải rắn khó phân hủy gồm 2 loại là rác tái chế và không tái chế. Trong đó, rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…), các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng)… Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
Trong khuôn viên các công trình công cộng đều được bố trí thùng rác cộng cộng, thu gom rác nhỏ ven các đường đi dạo với khoảng cách 100 m/thùng, để cạnh đường đi tiện cho việc thu gom của công nhân.
Các khu nhà cao tầng phải có hầm chứa chất thải rắn. Chất thải rắn tại các khu nhà sau khi thu gom tập kết về điểm tập trung của từng công trình và định kỳ chuyển đi từ 1-2 lần trong ngày vào buổi tối và sáng sớm; sau đó xe chuyên dụng của Công ty Cổ phần Đô thị Cam Ranh chuyên chở đến nơi xử lý chất thải rắn quy định của Thành phố.
Đối với chất thải nguy hại, bao gồm chai lọ đựng hóa chất, bóng đèn huỳnh quang hỏng (nguồn phát sinh chất thải nguy hại này chủ yếu phát sinh từ văn phòng làm việc, khu ở) sẽ được xử lý riêng theo tiêu chuẩn xử lý chất thải rắn nguy hại. Cụ thể: Thu gom và phân loại theo quy định của Nghị định 08/2022/NĐ-CP; Thùng chứa, bao chứa chất thải nguy hại sẽ được dán nhãn với đầy đủ các thông tin...