Năm 2016, thị trường chứng kiến hàng loạt sự thay đổi của dòng vốn đầu tư vào phân khúc khách sạn.
Hà Nội sẽ có khách sạn khủng cạnh Hồ Gươm?
Dự án khách sạn Park Hyatt Hà Nội "mập mờ" tính pháp lý, bầu Thụy đang toan tính điều gì?
Tập đoàn Khách sạn Pan Pacific(Singapore) đã thực hiện thành công thương vụ đầu tư vào khách sạn Sofitel Plaza Hanoi (số 1 - đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội) |
Quỹ VOF (do VinaCapital quản lý) vừa cho biết, quỹ này đã ký thoả thuận bán một “tài sản” quỹ đang quản lý cho một nhóm nhà đầu tư mới.
Thương vụ này dự kiến mang về cho VOF 100 triệu USD (bên mua đã thanh toán 37 triệu USD, số tiền còn lại sẽ được trả dần trong vòng 2 năm). VOF không công bố cụ thể “tài sản” bán đi, nhưng căn cứ vào danh mục đầu tư của VOF, nhiều khả năng, đây là khoản đầu tư của VOF vào Khách sạn Metropole Hà Nội.
Năm 2016, thị trường chứng kiến hàng loạt sự thay đổi của dòng vốn đầu tư vào phân khúc khách sạn. Gần đây nhất, Tập đoàn Khách sạn Pan Pacific(Singapore) đã thực hiện thành công thương vụ đầu tư vào khách sạn Sofitel Plaza Hanoi (số 1 - đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội).
Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi gồm 273 phòng và 56 căn hộ dịch vụ, khai trương năm 1998, chủ sở hữu của khách sạn trước đây là Công ty Quốc tế Hồ Tây, liên doanh giữa UOL Group và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, trong đó phía OUL chiếm đa số vốn.
Sau thỏa thuận được 2 bên ký kết, khách sạn Sofitel Plaza Hanoi sẽ chính thức đổi tên thành Khách sạn Pan Pacific Hà Nội, sẽ là khách sạn thứ hai của Tập đoàn này tại Việt Nam sau khách sạn ParkRoyal Sài Gòn.
Một thương vụ chuyển nhượng khách sạn “hàng khủng” khác cũng diễn ra trong năm nay là Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) chuyển nhượng lại Tổ hợp văn phòng – khách sạn – căn hộ dịch vụ Kumho Asiana Plaza (quận 1. TP.HCM) cho Quỹ đầu tư Mapletree (Singapore) với mức giá 215 triệu USD.
Nằm tại góc đường giao nhau giữa đại lộ Lê Duẩn và Hai Bà Trưng, Kumho Asiana Plaza là một dự án phức hợp với tổng diện tích sàn gần 146.000 m2. Tòa nhà bao gồm văn phòng hạng A, căn hộ dịch vụ và một khách sạn của InterContinental Hotels Group quản lý.
Trong quý II/2016, Tập đoàn Low Keng Huat chuyển nhượng Khách sạn Duxton Hotel Saigon (quận 1, TP.HCM) cho New Life RE. Dự án gồm 198 phòng khách sạn nằm trên đường Nguyễn Huệ hướng ra sông Sài Gòn, được chuyển nhượng với mức giá 49,4 triệu USD.
Trong quý này, Công ty cổ phần Quê Hương Liberty chuyển nhượng Dự án Novotel Saigon Centre cho Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Green View (SGGV Investment), một quỹ đầu tư mới thành lập cuối năm 2014 với vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng. Dự án với 247 phòng khách sạn hạng 4 sao, được SGGV Investment mua với mức giá 46,7 triệu USD.
Cũng trong quý II/2016, Tập đoàn BRG mua lại khách sạn Sedona Suites Hanoi (Tây Hồ, Hà Nội) với giá 31,5 triệu USD từ Keppel Land Việt Nam. Khu tổ hợp khách sạn này có vị trí đắc địa ven Hồ Tây với quy mô 155 căn hộ và 20 biệt thự sang trọng.
Trong một diễn biến đáng chú ý với phân khúc khách sạn tại Việt nam, Công ty quản lý quỹ Warburg Pincus cùng với Quỹ đầu tư VinaCapital và ông Don Lam (CEO của VinaCapital) đã đạt được thỏa thuận thành lập một liên doanh chuyên về đầu tư và quản lý khách sạn. Các nhà đầu tư cam kết sẽ góp vốn ít nhất 300 triệu USD cho liên doanh.
Một trong những khoản đầu tư giá trị nhất của liên doanh này là 100% cổ phần của công ty quản lý khách sạn Serenity Holding, cũng như một số khách sạn và resort tại Việt Nam.
Các thương hiệu thuộc hệ thống Serenity gồm có Fusion Resorts, Fusion Suites, Alma Resorts, À La Carte Living. Liên doanh giữa 3 nhà đầu tư này dự kiến tập trung vào việc phát triển các dự án, mua lại, cũng như quản lý khách sạn tại Việt Nam và tiến tới mở rộng thị trường ra khu vực Đông Nam Á.
Theo Đầu tư chứng khoán