Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) có diện tự nhiên 7.313ha. Vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập từ năm 1998. Vườn cũng được được công nhận là Ramsar thứ 4 của Việt Nam vào năm 2012. Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm của cả nước và trên thế giới.
Vườn quốc gia Tràm Chim nổi tiếng với hơn 130 loài thực vật bậc cao với 6 quần xã như quần xã sen, lúa trời, năng, mồm mốc, cỏ ống và quần xã rừng tràm. Đây là Vườn quốc gia có hệ chim nước vô cùng phong phú với 231 loài, thuộc 25 chi, 49 họ. Trong đó, có 88% được tìm thấy vào mùa khô, chiếm 25% tổng số các loài chim tìm thấy ở Việt Nam. Vườn là nơi cư ngụ của nhiều loài chim quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và IUCN như: cốc đế, giang sen, già sói... và đặc biệt là sếu đầu đỏ đang được thế giới bảo vệ.
Thủy sản, Vườn quốc gia Tràm Chim còn có 150 loài cá nước ngọt, các loài cá nằm trong Sách đỏ Việt Nam như: cá còm, cá mang rổ, cá duồng, cá hô. Với hệ thực vật, động vật, thủy sinh đa dạng, Vườn quốc gia Tràm Chim cũng là nơi bị người dân săn bắt trái phép nhiều. Tuy nhiên, thời gian gần đây các loài thủy sản đang khan hiếm. Để tạo đa dạng sinh học, Vườn quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp nuôi cấy và thả thủy sản về mới môi trường tư nhiên.
Hàng tháng, Vườn quốc gia Tràm Chim đều thực hiện việc kiểm đếm thông qua số lượng thu được để phát triển quần xã hệ động thực vật cho phù hợp.
Khó khăn của việc bảo vệ đa dạng sinh học tại Tràm Chim đó là người dân sống quanh Vườn vùng đệm của Vườn quốc gia thường vào vườn khai thác trái phép để đảm bảo sinh kế cho gia đình. Trước tác động của con người, biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học giữ gìn hệ sinh thái tại Tràm Chim đang gặp nhiều khó khăn.
Từ nhiều năm nay, chính quyền địa phương đã xác định giảm nghèo, tạo sinh kế mới cho người dân là cách tốt nhất phòng chống tội phạm về đa sinh học, bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Vườn quốc gia Tràm Chim được hỗ trợ của Tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế WWF hỗ trợ dự án bảo vệ đa dạng sinh học. Người dân xung quanh Vườn cũng được tiếp cận các mô hình sinh kế mới như sản xuất lúa kết hợp nuôi cá, trồng sen kết hợp nuôi cá, trồng kiệu… góp phần tăng thu nhập và bảo vệ môi trường, giảm lớp thực bì để phòng chống cháy rừng và tạo cho cây năng kim phát triển để thu hút đàn sếu… Giảm nạn khai thác trái phép động, thực vật hoang dã.
Giai đoạn này, tỉnh Đồng Tháp cũng triển khai Dự án Bảo tồn và Phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032. Huyện Tam Nông đang rà soát và cho chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế bền vững, hạn chế xâm nhập vào Vườn, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động, thực vật trong Vườn và vùng đệm...
Ngoài tuyên truyền cho người dân xung quanh vùng đệm của Vườn, công tác bảo vệ môi trường gắn với du lịch sinh thái bền vững sẽ giúp bảo vệ được đa dạng sinh học, phòng ngừa tội phạm đa sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim.
Theo quy định tại khu du lịch Tràm Chim, khách tham quan không được xả rác bừa bãi, không chọc phá sinh động vật, không hái hoa bẻ cành ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Ngoài ra, Vườn cũng phối hợp với địa phương quanh vùng đệm để tuyên truyền cho người dân về bảo tồn sinh học, khai thác trái phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.