Về thị trấn Bút Sơn hỏi nhà ông Nguyễn Hữu Ngôn có Bảo tàng Nông nghiệp thì ai cũng biết. Họ biết tới ông, trước đây là một cán bộ nhà nước và là người suốt nhiều năm đi sưu tầm, nhặt những thứ đồ nông nghiệp mà người ta bỏ đi để mang về lau chùi, trưng bày.

{keywords}
 
{keywords}
Gian hiện vật nông nghiệp được ông Ngôn sưu tầm và trưng bày tại nhà truyền thống huyện

Hàng chục năm qua, ông đã sưu tầm được hơn 3.000 đồ vật các loại và dành toàn bộ ngôi nhà 3 tầng của mình làm nơi trưng bày. Người dân gọi đó là “Bảo tàng Nông nghiệp mi ni” có một không hai ở xứ Thanh. Hiện tại, một phần hiện vật đã được ông trưng bày ở nhà truyền thống huyện cho du khách, các cháu học sinh đến tham quan.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Các đồ vật gắn liền với cuộc sống người dân 

Ông tâm Sự: “Tuổi thơ tôi sinh ra đã gắn bó sâu nặng với những tên đất, tên làng. Hồi nhỏ theo mẹ, theo bà ra đồng, hạt lúa, củ khoai... nuôi tôi lớn khôn. Đó là chất xúc tác đưa tôi đến với ý tưởng có một bảo tàng nông nghiệp nho nhỏ để lưu giữ những ký ức tuổi thơ và cũng là để cho thế hệ sau này hiểu được cuộc sống vất vả của người nông dân ở nhiều vùng nông thôn những thế kỷ trước, để không quên cội nguồn gốc rễ và bản sắc riêng của mình...”.

Hơn 30 năm qua, ông Ngôn đã in dấu chân trên khắp nẻo đường quê, từ các vùng làng nghề, vùng miền núi, đồng bằng, ven biển nông thôn trong cả nước để nhặt những thứ người ta bỏ đi, như: cái cào, cái quốc, cái liềm, cái hái… mang về lau chùi, nâng niu, trưng bày rất cẩn thận.

{keywords}
Máy quạt lúa là đồ vật ông Ngôn tâm đắc nhất
{keywords}
 
{keywords}
Cối xay qua các thời kỳ

“Có những thứ tôi xin, họ cho. Có những người biết tôi đam mê sưu tầm, họ tự mang đến tặng, nhưng có những thứ tôi phải bỏ tiền ra mua về. Đến nay, tôi đã sở hữu được hơn 3.000 hiện vật”, ông Ngôn cho biết.

{keywords}
Bộ bàn tre có niên đại hơn 100 năm
{keywords}
 
{keywords}
Đồ dùng gắn liền với đời sống nông nghiệp, nông thôn

Theo ông Ngôn, mỗi hiện vật đều có đời sống riêng, góp nên tính đa dạng và bản sắc mỗi vùng miền nông thôn của đất nước. Chính vì vậy, ông đã phải phân loại thành nhiều nhóm, như: nhóm công cụ làm đất gồm cuốc, cày, bừa, vồ, cào...; nhóm công cụ làm mộc gồm cưa, đục, chàng...; nhóm công cụ làm cỏ gồm liềm, hái, quang gánh...; nhóm công cụ chế biến gồm cối xay, thớt...; nhóm công cụ sinh hoạt gồm nồi, mâm, rổ rá, chum, vại... Nhiều đồ vật có số lượng lớn như đĩa, mâm, nồi, cối...

Với mong muốn những hiện vật của mình sẽ là minh chứng để giáo dục truyền thống cho các thế hệ con, cháu sau này cảm nhận hết nỗi vất vả, lam lũ của thế hệ trước, ông đã tặng cả nghìn hiện vật cho huyện Hoằng Hóa trưng bày tại Nhà truyền thống, làm nơi tham quan của các du khách trong và ngoài tỉnh.

Lê Dương – Tuấn Linh

Độc đáo mô hình ‘biến rác thải thành tiền’ của phụ nữ Thanh Hóa

Độc đáo mô hình ‘biến rác thải thành tiền’ của phụ nữ Thanh Hóa

Những vỏ lon bia, chai nhựa sau khi phân loại được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Nưa (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) “biến” thành những suất quà tặng cho người nghèo.