Dù vậy, theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, việc xả thải có kiểm soát này trong khoảng 2 năm tới mới có thể diễn ra, do Công ty Điện lực Tokyo (METI) cần có thêm thời gian chuẩn bị. METI cho biết, lượng nước nhiễm phóng xạ sẽ được pha loãng trước khi xả ra ngoài biển, và Chính phủ Nhật sẽ tăng cường nỗ lực giám sát hoạt động xả thải.
Theo trang tin Bloomberg, quyết định trên đã chấm dứt nhiều năm tranh cãi về việc làm thế nào để loại bỏ lượng nước nhiễm phóng xạ đủ để lấp đầy hơn 500 bể bơi tiêu chuẩn Olympic, vốn bị rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân bị hư hại sau thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011.
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Fukushima nhìn từ xa. Ảnh: Bloomberg |
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết: “Việc xả lượng nước đã qua xử lý là một vấn đề không thể tránh khỏi đối với việc ngừng vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima".
Để làm được điều này, lượng nước nhiễm phóng xạ đầu tiên sẽ được bơm ra khỏi nhà máy điện, sau đó được xử lý, và lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa tại địa điểm xả thải. Quá trình xử lý sẽ loại bỏ hầu hết các nguyên tố phóng xạ ngoại trừ triti. Dự kiến, những bể chứa nước nhiễm phóng xạ sẽ được lấp đầy vào giữa năm 2022.
Các nước láng giềng của Nhật Bản bày tỏ lo ngại về kế hoạch xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra đại dương. Hôm 12/4, Hàn Quốc bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về hoạt động xả thải sắp tới, trong khi Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản xử lý vấn đề này một cách thận trọng. Các nhóm ngư dân địa phương ở tỉnh Fukushima cũng cho biết họ cực lực phản đối việc xả thải.
Dù vậy, đây vẫn được xem là hoạt động phổ biến trong ngành và có thể sẽ đáp ứng các nguyên tắc toàn cầu. Một hội đồng của METI vào năm ngoái đã khuyến nghị với Chính phủ Nhật rằng, lượng nước nhiễm phóng xạ nên được thải ra đại dương hoặc làm bay hơi.
Theo một báo cáo vào tháng 12/2019 của METI, đề xuất này quy định rằng bất kỳ lượng nước nào được xả ra môi trường sẽ được làm sạch lại và pha loãng để đạt tiêu chuẩn.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết trong một báo cáo vào tháng 4/2020 rằng, những khuyến nghị này “dựa trên một phân tích đầy đủ, toàn diện, và một cơ sở khoa học và kỹ thuật hợp lý”.
Việt Anh
Cách bách hoá tổng hợp Nhật bán được nhiều hàng thời Covid-19
Để tiếp tục tồn tại và phát triển giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành, các nhà điều hành cửa hàng bách hoá tổng hợp Nhật đã đẩy mạnh kỹ thuật số.
Nhật kêu gọi Trung Quốc ‘ngừng xâm nhập’ quần đảo tranh chấp
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi ngày 5/4 đã kêu gọi phía Trung Quốc hãy ngừng ‘xâm nhập’ vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku.