Quan hệ hợp tác này là sự kiện quan trọng nhằm kỷ niệm 45 năm thành lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Chiều 2/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về công nghệ không dây Nhật Bản - Việt Nam và Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc giữa Công ty Phát thanh Nhật Bản (Japan Radio Co.Ltd) và Tổng Công ty quản lý Bay Việt Nam (VATM).

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm. Ảnh: Trọng Đạt

Phát biểu tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm cho rằng: “Trong lĩnh vực thông tin truyền thông, lĩnh vực thông tin vô tuyến là một công cụ rất hiệu quả, giúp người dân nhanh chóng kết nối, đến gần với nhau, và mở rộng quan hệ hợp tác với thế giới”.

Trước sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của các ứng dụng thông tin vô tuyến, từ nhiều năm nay, Bộ TT&TT luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp khai thác thông tin vô tuyến trong và ngoài nước tại Việt Nam có cơ hội phát triển.

Sự phát triển của các mạng thông tin di động 4G, 5G với tốc độ truyền dữ liệu rất cao (1000Mbp/s), độ tin cậy rất cao và độ trễ thấp đòi hỏi cơ quan quản lý phải dành lượng băng tần vô tuyến lớn để phát triển mạng lưới.

{keywords}
Lễ ký kết chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc. Ảnh: Trọng Đạt

Xu hướng phát triển CNTT cho thấy, công nghệ không dây có mặt ở khắp mọi nơi. Bất cứ ứng dụng hay dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển dữ liệu đều có một giải pháp không dây tương ứng. Tuy nhiên đi cùng với nó, Bộ TT&TT sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về mặt quản lý, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.

Sự phát triển nhanh của ngành dịch vụ vận tải hàng không, hàng hải kéo theo những đòi hỏi về các mạng lưới thông tin liên lạc. Thông tin vệ tinh cũng cho thấy sự hữu dụng của mình đối với việc truyền thông, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai. Do đó, Bộ TT&TT đã nghiên cứu những chính sách phù hợp về băng tần vô tuyến nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các ứng dụng không dây giá thành rẻ.

Theo Thứ trưởng Phan Tâm: “Sự phát triển đa dạng và mạnh mẽ này tạo ra mạng thông tin vô tuyến đan chéo nhau, có khả năng gây can nhiễu, có hại cho nhau”.

Do vậy Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định, việc nghiên cứu, xây dựng các hệ thống kiểm soát, giám sát thông tin vô tuyến cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT. “Bộ luôn ủng hộ, và có chính sách đầu tư phù hợp về hệ thống kiểm soát vô tuyến nhằm giảm thiểu tình trạng can nhiễu giữa các hệ thống vô tuyến”, Thứ Trưởng Phan Tâm chia sẻ.

Trọng Đạt

Hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến 2025

Hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến 2025

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ TT&TT hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

"Nhà mạng phải chịu trách nhiệm nếu thuê bao không được thông báo thiếu thông tin"

"Nhà mạng phải chịu trách nhiệm nếu thuê bao không được thông báo thiếu thông tin"

“Trong trường hợp thuê bao chưa nhận được thông báo, trách nhiệm bảo đảm thông tin thuê bao đã đúng quy định thuộc về doanh nghiệp, và doanh nghiệp không có quyền khóa hay chấm dứt cung cấp dịch vụ của các thuê bao này”.

Việt Nam đóng góp tích cực vào quản lý thông tin vô tuyến quốc tế

Việt Nam đóng góp tích cực vào quản lý thông tin vô tuyến quốc tế

Các chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới cùng nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn sẽ thảo luận về các nội dung phát triển của thông tin vô tuyến