Theo báo cáo mới nhất của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNHT, việc hợp tác với Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể như, trong khuôn khổ Sáng kiến chung Việt- Nhật giai đoạn VII, sau hội nghị thúc đẩy giải pháp phát triển CNHT tháng 12/2018, Nhật Bản đã đề xuất 3 nội dung công việc triển khai tiếp theo phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam như hỗ trợ đầu tư thiết bị đồ gá, khuôn đúc (chi phí và chất lượng của Việt Nam vẫn còn kém ưu thế);  Đào tạo nguồn nhân lực, lĩnh vực quản lý kinh doanh; Thu hút đầu tư, xúc tiến phát triển thị trường nhằm tăng doanh số và giảm chi phí sản xuất.

Đối với Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020 tầm nhìn 2030, lĩnh vực ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô cũng đã chuyển biến tích cực.

Các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất (37% đối với xe Inova Toyota). Ngoài ra, các khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp Nhật Bản (SMEs) đã được hình thành tại một số địa phương, tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu, tỉnh Hà Nam, .v.v. góp phần thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô.

{keywords}
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của ngành CNHT Việt Nam

Trong khuôn khổ đề án “Tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư vào CNHT tại thị trường Nhật Bản” thuộc Chương trình phát triển CNHT 2019, trong tháng 5 vừa qua, đoàn công tác kết nối đầu tư đợt 1 do Cục Công nghiệp chủ trì cùng 8 doanh nghiệp ngành điện tử, cơ khí đã làm việc tại tỉnh Ishikawa, miền Trung Nhật Bản, với các hoạt động tiêu biểu như dự triển lãm cơ khí chế tạo Kanazawa, Ishikawa lần thứ 57, học hỏi kinh nghiệm ở tập đoàn công nghiệp Takamaz và Shibuya chuyên cung cấp máy móc, thiết bị sản xuất mà nhiều  doanh nghiệp Việt đang và có nhu cầu sử dụng…

Kết quả, hơn 20 cuộc kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt- Nhật đã diễn ra, trong đó 3 doanh nghiệp Việt Nam đã nhận được yêu cầu gửi báo giá sản phẩm sau chuyến đi. Sau chuyến công tác kết nối, chính quyền tỉnh Ishikawa, Nhật Bản đã đặt vấn đề tiếp tục trao đổi về cơ hội hợp tác CNHT với Việt Nam trong thời gian tới.

Đối với Việt Nam, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, là đối tác thương mại lớn thứ tư, đối tác đầu tư lớn thứ hai và là nhà cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Các nội dung về CNHT được lồng ghép trong nhiều hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai nước như hoạt động của Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản, Sáng kiến chung Việt – Nhật, Chiến lược Công nghiệp hoá, chương trình hợp tác với các tổ chức Nhật Bản (JICA, JETRO) và chương trình xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản.

Là một cường quốc công nghiệp của thế giới, ngay từ năm 1949, Nhật Bản đã xây dựng chính sách về CNHT, thể hiện qua Luật về hợp tác với doanh nghiệp nhằm xúc tiến các hoạt động “thầu phụ”.

Năm 1952, Nhật Bản ban hành Luật xúc tiến hiện đại hoá doanh nghiệp sản xuất, trong đó có 32 tiểu ngành công nghiệp chế tạo đã được quy định với các ưu đãi đặc biệt. Năm 1956, Luật về biện pháp tạm thời đẩy mạnh công nghiệp chế tạo máy móc tập trung vào 20 tiểu ngành của công nghiệp cơ khí với các ưu đãi và hỗ trợ cụ thể. Năm 1957 Luật về biện pháp tạm thời khuyến khích công nghiệp điện tử, tập trung vào sản xuất linh kiện điện tử và máy móc cho công nghiệp điện tử với 31 tiểu ngành ưu tiên.

Mặc dù được ban hành tạm thời với hiệu lực 5 năm, cả 3 bộ luật này đều được liên tục điều chỉnh, gia hạn đến thập niên 80 và nhập lại thành Luật xúc tiến các ngành SOKEIZAI có hiệu lực đến nay. Chính phủ Nhật Bản cũng đã đưa ra một danh mục các sản phẩm được ưu tiên hỗ trợ rất chi tiết và cụ thể, trong đó chú trọng đến CNHT, từ nguyên liệu đầu vào, máy móc sản xuất, các linh kiện quan trọng cho đến cả chu trình gia công và các thiết bị kiểm tra đầu cuối.

Cho đến nay, nước Nhật có hàng triệu doanh nghiệp công nghiệp. Trong lĩnh vực CNHT, các DN Nhật Bản có trình độ sản xuất rất cao. Nhiều doanh nghiệp chỉ có qui mô dưới 50 lao động nhưng tham gia rất sâu vào chuỗi, thậm chí các ngành công nghệ cao như công nghiệp hang không.

Với một bề dày như vậy, các bài học kinh nghiệm về phát triển CNHT của Nhật Bản cũng như sự hợp tác hỗ trợ của nước này rất có ý nghĩa cho Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  

Phạm Huyền

Toyota phát triển mạnh nhà cung cấp vệ tinh tại Việt Nam

Toyota phát triển mạnh nhà cung cấp vệ tinh tại Việt Nam

 Trong số 33 nhà cung cấp linh kiện phụ tùng cho công ty Toyota Việt Nam, hiện hang đã có 5 nhà cung cấp là doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp vào mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô.