- Hiện tôi đang đi làm cho một công ty được 6 tháng. Theo quy định cứ 6 tháng thử việc là được nhận vào làm nhân viên chính thức, được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo Luật Lao động của Nhà nước mà phía công ty cam kết.
TIN BÀI KHÁC
Tuy nhiên, đến nay đã 6 tháng lao động nhưng vẫn chưa thấy công ty nói gì về việc đóng bảo hiểm cho nhân viên và hầu hết những người làm ở đây lâu năm nhất là 1 năm vẫn chưa được đóng bảo hiểm.
Xin hỏi là như vậy có phải công ty đang lợi dụng sức lao động của nhân viên không? Chúng tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Về thử việc
Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
Như vậy, sau thời gian thử việc mà đạt yêu cầu, người sử dụng lao động vẫn để người lao động tiếp tục làm việc thì phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Về việc giao kết hợp đồng lao động
Khoản 1 Điều 18 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động”.
Như vậy, đối với bất kỳ người lao động nào, trước khi nhận vào làm việc thì người sử dụng lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Về bảo hiểm xã hội
Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng
lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;”
Điểm a, b Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 cũng quy định:
“1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lư¬ơng, tiền công của ng¬ười lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;”
Trường hợp bạn không được đảm bảo quyền lợi, bạn có quyền kiến nghị lên người sử dụng lao động để được ký HĐLĐ, tham gia BHXH. Trong trường hợp không được người sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi, bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của Công đoàn, hoặc Hòa giải viên của Phòng LĐTBXH.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).