Mới đây, một vụ việc ở Mexico đã gây rúng động trên mạng xã hội. Theo các nhà chức trách ở Bệnh viện De Las Margaritas, Puebla (Mexico), một bé gái 7 tuổi nhập viện vì bị tấn công và lạm dụng tình dục hôm 21/8. Các bác sĩ cho biết cô bé bị chảy máu trong, phổi bị xẹp, có vết bỏng trên lưng, vết bỏng thuốc lá trên cánh tay, bàn tay và có dấu hiệu bị tấn công tình dục.
Trong báo cáo gửi điều tra viên, các bác sĩ khẳng định Yaz đã nói với họ: "Cháu muốn chết... Cháu không muốn quay về với bố mẹ để họ lại tiếp tục đánh cháu nữa đâu".
Nỗi sợ bị cha mẹ bạo hành của những đứa trẻ đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Vài năm trở lại đây, thế giới đã không ít lần phải sửng sốt, bàng hoàng và đau xót khi chứng kiến những đứa trẻ bị bạo hành man rợ, không chỉ ở nước ngoài mà ngay cả ở Việt Nam.
Tuy vậy, ngoài việc bạo hành bằng hành động đánh con, rất nhiều cha mẹ vẫn đang vô tình "bạo hành" những đứa trẻ của mình bằng những việc làm không phải đòn roi như:
Vừa muốn con cái thương yêu mình lại vừa muốn con phải sợ hãi mình
Với kiểu cha mẹ này thì tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ tương đối căng thẳng, bởi vì ngoài sự yêu thương ra con cái còn phải cố gắng chú ý đến hành vi của cha mẹ để đoán tâm trạng của họ. Trẻ sống trong một gia đình như thế sẽ trở nên rất nhạy cảm, trẻ sẽ học cách để tìm hiểu tâm trạng của cha mẹ thông qua tiếng động của chìa khóa rơi, hay tiếng bước chân trên cầu thang. Những đứa trẻ này sẽ liên tục sống trong sự sợ hãi và lo lắng, không biết điều gì sắp xảy ra.
Những bậc cha mẹ này thường hay phản ứng dữ dội trước những việc không hài lòng, họ luôn cảm thấy con cái của mình không hiểu chuyện. Thường xuyên phàn nàn rằng: "Cha mẹ đã làm rất nhiều cho con, nhưng con vẫn không biết ơn cha mẹ".
Ảnh minh họa: Awareness Act
Sỉ nhục
Không chỉ đòn roi khiến trẻ trở nên tệ hơn, những lời mắng nhiếc bằng lời chẳng tốt đẹp hơn việc sử dụng chân tay. Nhiều tình huống, mắng nhiếc chẳng khác gì sử dụng đòn roi cho tâm hồn bởi những lời la hét, sỉ nhục của bạn sẽ dễ khiến con trầm cảm, thiếu tự tin.
Một thành viên gia đình bị cô lập
Thoạt nhìn, kiểu gia đình này có thể trông rất đoàn kết, nhưng thực sự có một thành viên thường bị bỏ rơi.
Cũng có đôi khi, những thành viên đó tự cảm thấy mình bị cô lập bởi vì họ khác với các thành viên khác trong gia đình. Nhưng cũng có thể do cha mẹ tập trung quan tâm vào người khác và quên dành sự quan tâm cho thành viên còn lại. Cuối cùng, thành viên có thể chỉ cắt đứt quan hệ với gia đình.
Ảnh minh họa
Cha mẹ để con phải đối diện với những vấn đề của người trưởng thành nhưng… con không có quyền bày tỏ ý kiến.
Trong trường hợp này, cha mẹ lại ép con gánh lấy trách nhiệm vốn không thuộc về mình.
Ví dụ một người mẹ nói về người cha luôn say xỉn trong gia đình theo một hướng tiêu cực kiểu như "vì con không nên thân nên cha mới tìm đến rượu để giải sầu". Hoặc con cái bị lôi vào những mâu thuẫn của cha mẹ, buộc phải nghe những lời phàn nàn từ cha mẹ về người kia, nghe theo một chiều hướng rất tiêu cực.
Bị buộc phải đặt mình vào vị trí người nghe, người giúp đỡ, khuyên giải và chịu đựng nhưng thật sự thì con cái không có quyền bày tỏ ý kiến của bản thân trong những trường hợp như thế. Điều này chỉ càng mang đến áp lực tâm lý cho con cái mà không thể giải quyết được mâu thuẫn của người lớn.
Độc đoán
Nhiều phụ huynh thường mặc định rằng mình trải nghiệm nhiều hơn con và có vốn sống nhiều hơn nên biết đâu là điều tốt xấu. Vì thế, con chỉ cần nghe và làm theo mà không cần nêu ý kiến. Điều này khiến trẻ cảm thấy hoang mang vì chẳng hiểu vì sao lại cần như vậy.
Tuy nhiên, điều này chỉ diễn ra khi trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được vấn đề. Khi trẻ dần trưởng thành, cái tôi bộc phát và năng lực phán đoán dần hình thành thì chúng sẽ tìm cách phá bỏ bức tường độc đoán ấy. Lúc này, mọi phương pháp của phụ huynh cũng đã quá muộn màng.
Xem nhẹ sự nỗ lực của con cái
Họ kỳ vọng vào con mình ở mức cao nhất, nhưng khi con đạt được những thành tựu thì họ lại cho rằng đây là điều phải xảy ra như thế vì họ đã bỏ ra biết bao công sức vào đó. Kiểu cha mẹ này hoàn toàn xem nhẹ sự nỗ lực của con cái.
Những nhận xét sai lệch có thể hoàn toàn làm hỏng cuộc đời của con cái, bởi vì cảm giác thất bại trong con tích tụ theo thời gian, bởi vì niềm tin "con là sự thất vọng của cha mẹ" ngày càng lớn lên do những nhận xét tiêu cực mà cha mẹ gieo vào tâm trí con cái.
12 bức hình cho thấy sự khác biệt trong cách dạy con của bố và mẹ
12 bức hình dưới đây nói lên sự khác biệt giữa bố và mẹ khi nuôi dạy con.
Theo Gia đình & Xã hội