Cuối tuần qua, tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Cuộc đua số. Đây là giải đua xe tự hành không người lái quy mô lớn do Tập đoàn FPT và Đài truyền hình Việt Nam đồng tổ chức.
Khác với mọi năm, bên cạnh các đội chơi đến từ Việt Nam, Cuộc đua số năm nay còn có sự góp mặt của các đội thi đấu đến từ Anh và Nga.
Sân thi đấu tại vòng chung kết Cuộc đua số 2019. |
Đây là giải đua xe tự hành không người lái duy nhất tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. |
Giải đấu này dành cho các sinh viên thuộc nhóm trường kỹ thuật có dịp thử sức với các công nghệ mới. |
Tại vòng chung kết, các đội thi đấu đã phải sáng tạo và ứng dụng các công nghệ mới nhất như xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo (AI)… để lập trình cho xe tự định vị tìm đường đi ngắn nhất, di chuyển trên cung đường bất kỳ và vượt qua các chướng ngại vật với tốc độ cao nhất.
So với mùa giải năm ngoái, tại Cuộc đua số năm nay, các thí sinh sẽ phải dùng các công nghệ mới nhất như xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo (AI)… để lập trình cho xe tự định vị tìm đường đi ngắn nhất. |
Ở vòng thi thứ nhất, mỗi đội thi có 3 phút để lập trình cho xe chạy theo lộ trình bắt buộc đã được cho trước. Với vòng thi thứ 2, bốn đội thi được chia làm 2 cặp đấu đối kháng trực tiếp.
Sau khi trải qua 2 vòng thi căng não và hết sức kịch tính, đội MTA –R4F đến từ trường Học viện Kỹ thuật Quân sự đã trở thành nhà vô địch Cuộc đua số Mùa 3.
Đây là một thử thách lớn đối với các bạn sinh viên khối ngành công nghệ. |
Với thành tích này, các thành viên đội MTA-R4F sẽ nhận được tổng giá trị phần thưởng là 1,2 tỷ đồng. Giải thưởng này bao gồm 1 chuyến trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ tại thung lũng Silicon (Mỹ) trong thời gian 1 tuần, 15 triệu tuần mặt và khóa học bổng Automotive trị giá 20 triệu/suất/mỗi thành viên. Không chỉ vậy, thí sinh xuất sắc nhất của cuộc thi sẽ được trao suất học bổng Tiến sỹ về Ngành Trí tuệ nhân tạo trị giá 700 triệu đồng.
Cảm xúc của đội MTA –R4F đến từ trường Học viện Kỹ thuật Quân sự, nhà vô địch Cuộc đua số Mùa 3. |
Không chỉ là sân chơi công nghệ dành cho sinh viên, Cuộc đua số còn truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ tham gia nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực tự hành.
Thông qua cuộc thi, đã có nhiều câu lạc bộ nghiên cứu về robot, xe tự hành được hình thành tại các trường đại học như CLB Xe Tự Hành tại Đại học FPT, CLB Comlap về xe tự hành của Đại học Lạc Hồng... Một số trường đại học đã mạnh dạn đầu tư trang bị xe mô hình và tổ chức cuộc thi Cuộc đua số ở phạm vi cấp trường, giúp sinh viên nâng cao khả năng học tập, phát triển công nghệ mới.
Trọng Đạt