Ông Nhậm yêu cầu nhân viên lập các “phi đội chiến đấu” để tìm tòi và triển khai dự án mới. Ai không làm được sẽ bị cắt lương, thậm chí mất việc.
Kể từ tháng 5, Huawei đã có dấu hiệu đuối sức sau khi trở thành mục tiêu tấn công thương mại từ phía Mỹ. Công ty công nghệ Trung Quốc bị cấm làm ăn với đối tác Mỹ, và không được sử dụng phần cứng và phần mềm của công ty Mỹ.
Nhà sáng lập Huawei - Nhậm Chính Phi |
Mặc dù lệnh cấm được chính quyền Trump nới lỏng thêm 90 ngày, tương lai Huawei đang trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Cú sốc từ Mỹ có thể khiến hơi nóng mùa hè năm nay không thể sưởi ấm hãng này trong mùa đông lạnh giá và thời gian dài sau đó.
Mất mát dễ nhận thấy nhất là đánh mất thị trường smartphone quốc tế. Huawei từng đặt kế hoạch bán 60 triệu điện thoại trong năm 2019. Còn năm trước đó, doanh số tăng 34%, đạt 206 triệu máy, theo số liệu của IDC.
Quý đầu năm nay, khi chưa bị tác động bởi cấm vận từ Mỹ, doanh số điện thoại Huawei vẫn tăng 50%, trong khi đối thủ Samsung và Apple giảm. Tuy nhiên, sang quý 2, tăng trưởng của công ty Trung Quốc giảm đột ngột 8,3% khi lệnh cấm có tác dụng.
Ông Nhậm cảnh báo các nhân viên dư thừa cần tìm cho mình một công việc hữu ích. “Họ cần lập biệt đội hành động tìm dự án mới, hoặc có thể tìm công việc khác trong công ty. Nếu không tìm được vị trí thích hợp, cứ ba tháng lương lại giảm một lần”.
Sau khi hứng chịu lệnh cấm từ phía Mỹ, Huawei chuyển sang chế độ làm việc 24/24. Khoảng 10.000 nhà phát triển thay nhau làm việc ba ca nhằm tìm ra giải pháp thay thế cho phần cứng và phần mềm thiếu hụt từ Mỹ.
Tháng này, Huawei cũng khẩn trương ra mắt hệ điều hành di động HarmonyOS nhằm thay thế cho Android. Huawei muốn chứng tỏ cho người dùng thấy họ có thể tự phát triển hệ điều hành riêng mà không cần người Mỹ. Tuy nhiên, chưa có gì chứng tỏ HarmonyOS sẽ thành công ở thời điểm này.
Nguyễn Minh (theo Bloomberg)
Không muốn phụ thuộc vào Google, Huawei sắp có dịch vụ bản đồ riêng
Huawei xác nhận đang phát triển dịch vụ bản đồ của hãng nhằm giảm sự phụ thuộc vào Google sau lệnh cấm của Mỹ.