- Tôi năm nay 54 tuổi, năm 2014 được mẹ tôi trước khi mất có di chúc cho tôi một căn nhà và đất, trong di chúc mẹ tôi để lại có ghi rõ tôi hoàn toàn có quyền sử dụng tài sản này. Trước khi mẹ tôi làm di chúc và mất thì có đứa cháu ruột con anh trai tôi ở nhờ nhà mẹ tôi. Sau đó, đã nhiều lần tôi yêu cầu anh ta trả lại ngôi nhà cho tôi nhưng anh ta không đồng ý, nay tôi có thể làm đơn ra toà án đòi trả lại ngôi nhà đó cho tôi. Luật sư cho tôi hỏi tôi có quyền làm như vậy không? Việc tôi làm đơn ra toà như vậy sẽ mất án phí, lệ phí toà án là bao nhiêu? Giá trị ngôi nhà và đất ở hiện tại là 2 tỉ đồng.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Hiện giờ cháu tôi nhất định không chịu trả nhà cho tôi (Ảnh minh họa)

Nội dung bạn đọc Bui Van Hau [email protected] hỏi, Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Theo quy định Bộ luật Dân sự 2005 nếu di chúc mẹ bạn để lại tuân thủ đúng quy định pháp luật về nội dung và hình thức thì bạn là người thừa kế hợp pháp đối với tài sản trong di chúc, căn cứ theo Điều 631. Quyền thừa kế của cá nhân.“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Nếu di chúc không tuân thủ quy định pháp luật thì tài sản sẽ được chia theo quy định pháp luật.

Nếu xảy ra tranh chấp đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP, Điều 7. Cách thức tính tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Để có cơ sở tính tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm thì tùy từng trường hợp Tòa án cần căn cứ vào một trong các yếu tố sau:

1. Giá tài sản theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Bảng giá của các Tổ chức thẩm định giá.

3. Giá tài sản tại thị trường địa phương.

4. Trường hợp không thể căn cứ hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này để xác định giá trị tài sản tranh chấp, thì Tòa án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn khác có ý kiến về việc xác định giá tài sản.

Đối với việc nộp án phí, bạn xem tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, Điều 25. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định Pháp lệnh này.

Bạn tiến hành nộp đơn khởi kiện tại Tòa án quận huyện nơi có bất động sản. Trên cơ sở yêu cầu của bạn, Tòa án sẽ tính án phí, bạn phải nộp 50% tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) 

Ban Bạn đọc