Bên
cạnh việc khai thác, nhiều dự án lớn khâu sau của ngành dầu khí Việt
Nam đã được triển khai nhằm chế biến nguồn tài nguyên dầu khí tạo ra
nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị cao... " itemprop="description" />
Bên
cạnh việc khai thác, nhiều dự án lớn khâu sau của ngành dầu khí Việt
Nam đã được triển khai nhằm chế biến nguồn tài nguyên dầu khí tạo ra
nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị cao...
Bên
cạnh việc khai thác, nhiều dự án lớn khâu sau của ngành dầu khí Việt
Nam đã được triển khai nhằm chế biến nguồn tài nguyên dầu khí tạo ra
nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị cao, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh
tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên.
Phát triển công nghiệp chế biến dầu khí, trong đó có lĩnh vực sản xuất
phân bón, phục vụ nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực là một phần
quan trọng trong chiến lược phát triển toàn ngành dầu khí Việt Nam đến
năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
là chủ đầu tư các công trình dầu khí trọng điểm trên toàn lãnh thổ Việt
Nam, trong đó có dự án Nhà máy đạm Phú Mỹ, hiện nay thuộc Tổng công ty
Phân bón và Hoá chất Dầu khí. Đạm Phú Mỹ là một khâu quan trọng trong
chương trình Khí - Điện - Đạm và là một chủ trương lớn nhằm nâng cao giá
trị sử dụng nguồn khí từ mỏ Bạch Hổ, trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Nhà máy đạm Phú Mỹ
được xây dựng trong khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu trên diện tích 63 ha với tổng vốn xây dựng dự toán là 445
triệu USD. Nhà máy được thiết kế với công suất 2.200 tấn urê/ngày (
tương đương khoảng 741.400 tấn/năm), 1350 tấn amôniắc/ngày (tương đương
khoảng 422.598 tấn/năm), có khả năng cung cấp 40% nhu cầu sử dụng phân
đạm trong nước.
Nhà máy áp dụng công
nghệ tiên tiến đang được sử dụng dẫn đầu trên thế giới, được cung cấp
bởi các hãng có tên tuổi từ các nước G7 và châu Âu với các phân xưởng
công nghệ chính như: phân xưởng sản xuất amôniắc, phân xưởng sản xuất
urê, hệ thống máy phát điện, lò hơi, sản suất khí nitơ, xử lý các nguồn
nước cấp và thải…Nhà máy được thiết kế đạt các tiêu chuẩn môi trường
quốc tế và Việt Nam.
Khi tiến hành kêu gọi
đầu tư, Dự án nhà máy đạm Phú Mỹ cũng gặp phải không ít khó khăn. Chi
phí đầu tư lớn, thế giới và khu vực vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài
chính (1997-1998), thời điểm đó giá phân bón thế giới xuống thấp...là
những yếu tố không tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Dự án nếu xem xét đơn thuần về tài chính thì có độ rủi ro cao,
hiệu quả kinh tế không hấp dẫn; các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến
dự án thì đặt ra nhiều điều kiện ưu đãi mà Chính phủ khó chấp nhận.
Lĩnh vực sản xuất
phân bón là bộ phận của ngành hóa chất và thời điểm đó các dự án, nhà
máy phân bón lớn của nước ta phần lớn là thuộc các đơn vị của Tổng công
ty Hóa chất Việt Nam, đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và
kinh doanh phân bón. Tuy nhiên nguồn vốn có hạn nên cũng khó khăn trong
việc triển khai một dự án quy mô lớn như nhà máy phân đạm.
Ngành dầu khí với sự
tự tin về nguồn tài chính, năng lực quản lý dự án đầu tư và kế thừa
kinh nghiệm đầu tư, quản lý các dự án khai thác dầu khí đã kiến nghị với
Chính phủ về phương án tự đầu tư và Chính phủ đã phê duyệt dự án và
giao cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ( nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam) làm chủ đầu tư. Quyết sách này đã thể hiện tầm nhìn vì lợi
ích tổng thể của đất nước và cũng thể hiện khát vọng xây dựng ngành
công nghiệp dầu khí lớn mạnh, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước,
đồng thời phục vụ việc phát triển nộng nghiệp, tạo mối liên minh công
nông bền vững.
Chính phủ đã tạo rất
nhiều điều kiện hỗ trợ để ngành dầu khí hoàn thành dự án, như các chính
sách bảo đảm nguồn khí đầu vào với giá phù hợp, chính sách miễn giảm
thuế nhập khẩu thiết bị, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ trong
giải phóng mặt bằng và thuê đất dài hạn…
Chỉ sau 3 năm xây
dựng, tháng 9/2004 một nhà máy phân đạm với công nghệ hiện đại, quy mô
lớn đã được hoàn thành và vận hành an toàn, ổn định, cho ra đời sản phẩm
với chất lượng cao. Trong lịch sử xây dựng công trình của Việt Nam nói
chung và của ngành dầu khí nói riêng, nhà máy đạm Phú Mỹ là một trong số
rất ít công trình lớn được triển khai hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo
yêu cầu chất lượng, chi phí đầu tư thấp hơn dự toán (Chi phí đầu tư cho
toàn dự án khi quyết toán công trình là 380 triệu USD, tiết kiệm đáng kể
so với tổng dự toán ban đầu 445 triệu USD).
Đến nay, sau hơn 6
năm hoạt động, nhà máy đạm Phú Mỹ đã được khai thác, vận hành có hiệu
quả, thu hồi vốn nhanh (sau 4 năm hoạt động, đến cuối năm 2008, vốn vay
cho dự án nhà máy đạm Phú Mỹ đã được hoàn trả xong), thanh toán nợ
nhanh, doanh thu, lợi nhuận hàng năm đều cao. Đến hết năm 2010 Nhà máy
đã sản xuất được gần 4,5 triệu tấn đạm cung cấp cho nền nông nghiệp nước
nhà, làm lợi cho Nhà nước hàng tỷ USD do không phải nhập khẩu. Quá trình vận hành
nhà máy có quy mô rộng lớn, điều kiện nhiệt độ áp suấp cao, nhiều nguồn
chất nguy hiểm và độc hại, nhưng tới nay các thông số về kỹ thuật môi
trường vẫn được đảm bảo. Cán bộ kỹ thuật Việt Nam trong một thời gian
ngắn đã làm chủ công nghệ, sau 1 năm đã thay thế được các chuyên gia
nước ngoài. Chính sự hoàn hảo
trong vấn đề lựa chọn công nghệ và thiết bị giúp cho nhà máy ngay sau
khi đi vào hoạt động đã cho ra sản phẩm với chất lượng đạt tiêu chuẩn
quốc tế, sản lượng ổn định và tăng dần, đạt công suất thiết kế trong
thời gian ngắn. Sản phẩm phân đạm của nhà máy phần lớn đạt chất lượng
loại 1, sản phẩm loại 2, loại 3 rất ít.
Trong hơn 6 năm vận
hành, nhà máy đã có 3 năm liền vượt sản lượng thiết kế 740 ngàn tấn. Năm
2010, đến ngày 30/11 nhà máy đã đạt sản lượng 740 ngàn tấn và cả năm
đạt 800 ngàn tấn. Điều này có ý nghĩa rất lớn, bởi sản lượng sản xuất
của nhà máy hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Sản phẩm đã
nhanh chóng chiếm được lòng tin của khách hàng, vốn trước đây quen sử
dụng sản phẩm phân đạm nhập khẩu từ nước ngoài.