– Sau khi tòa nhà 6 tầng
tại Hà Nội bị sập, lực lượng chức năng đã có mặt đầy đủ để kiểm soát tình hình.
Theo thông tin ban đầu, ngôi nhà này đã được mua đi bán lại nhiều lần. Mỗi lần
qua một đời chủ là thêm một lần cải tạo hoặc xây dựng tầng mới (vẫn trên nền
móng cũ). Điểm đáng chú ý là các tầng trên đều rộng hơn các tầng dưới.
TIN LIÊN QUAN:
Tới 20h ngày 31/3 (khoảng
4 tiếng sau khi tòa nhà đổ sụp hoàn toàn), tại hiện trường vụ việc, 2 xe cứu hỏa
đã được huy động, các hàng rào an toàn được thiết lập. Toàn bộ lòng đường Huỳnh
Thúc Kháng (đoạn trước cửa ngôi nhà bị sập) vẫn còn đầy thủy tinh vỡ từ các cánh
cửa kính.
Lực lượng cứu hỏa cùng các cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường sau khi vụ việc xảy ra. Đến 8h tối ngày 31/3 đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn tắc nghẽn vì vụ việc hy hữu đã thu hút sự chú ý của đông đảo người đi đường |
Ngân hàng Maritime Bank nằm ở số 47 và toàn bộ khu chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng mất điện. Tất cả các hộ dân sống trong khu chung cư này không thể về nhà trong tối 31/3 bởi bức tường có các “chuồng cọp” từ tầng 1 đến tầng 5 (đoạn ngoảnh mặt vào tòa nhà bị sập) đã bị bạt vỡ hoàn toàn. |
Lực lượng an ninh, công an, dân phòng, y tế và lãnh đạo phường Láng Hạ, quận Ba Đình có mặt tại hiện trường nhưng chưa đưa ra bất kỳ một thông tin nào về nguyên nhân vụ sập nhà, sự việc vẫn tiếp tục được điều tra.
Điều may mắn nhất là đến giờ đã có thể khẳng định vụ sập nhà không gây thiệt hại nào về người. Toàn bộ những công nhân đang sửa nhà và những người đang làm việc tại công ty máy tính Đăng Khoa (nằm sát bên cạnh) đã kịp sơ tán ngay khi tòa nhà rung rinh.
Tuy nhiên, thiệt hại về vật chất ước tính sẽ khá lớn, bởi ngoài việc toàn bộ siêu thị máy tính Đăng Khoa bị đè bẹp và toàn bộ máy móc, thiết bị bị chôn vùi thì trong tòa nhà bị sập cũng có nhiều hiện vật có giá trị bên trong.
Theo những người hàng xóm sống lâu năm trong ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng thì ngôi nhà này được xây mới từ khoảng cuối năm 2002, đầu năm 2003, mặt tiền rộng khoảng 3m, sâu khoảng 20m và đã được mua đi bán lại qua nhiều người. Cứ mỗi lần qua một đời chủ là ngôi nhà lại được sửa sang hoặc được đội thêm 1 tầng (nhưng vẫn trên nền móng cũ) và đặc biệt là mỗi tầng trên của ngôi nhà lại nhỉnh hơn tầng dưới chút ít!
Ngôi nhà trước khi bị sập (nhà màu đỏ, nằm cạnh Ngân hàng Maritime Bank). Có thể thấy các tầng trên của ngôi nhà có vẻ lớn hơn các tầng dưới (Ảnh: Dân Trí) |
Vì thế, những người này dự đoán móng ngôi nhà bị yếu, không đủ sức chống đỡ.
Nhiều người còn liên hệ việc này đến đợt động đất vừa qua khiến Hà Nội cũng chịu
ảnh hưởng. Theo họ, có thể từ hôm Hà Nội bị “rung rinh” thì ngôi nhà này cũng đã
“có vấn đề” nhưng đến hôm nay mới xảy ra sự cố thực sự.
Được biết, chủ nhân hiện tại của ngôi nhà là một “đại gia”. Khoảng 20h (4 tiếng sau khi nhà sập), chủ sở hữu ngôi nhà và cả người thuê nhà để bán đồ ăn nhanh (được biết là người Hàn Quốc) cũng chưa xuất hiện tại hiện trường.
Giao thông trên phố Huỳnh Thúc Kháng tiếp tục ùn tắc, xe ô tô bị cấm lưu thông ở hai đầu đường. Dự kiến đống đổ nát sẽ được xử lý nhanh chóng để người dân xung quanh trở lại sinh hoạt bình thường.
Riêng ngôi nhà bị sập sẽ
được điều tra toàn bộ về lý lịch, quá trình xây dựng cũng như nguyên nhân sụp
đổ, từ đó sẽ đưa ra những quyết định về việc xử lý những thiệt hại do vụ việc
gây ra.
N.A
TIN LIÊN QUAN:
>> Sập nhà 6 tầng giữa Hà Nội