- Ngày cái tên Nguyễn Thị Thuỵ Vũ trở lại văn đàn, nhiều người đã lặn lội tìm đến gặp bằng được bà – một trong năm nữ tác giả nổi tiếng nhất miền Nam trước 1975.

Ngưỡng mộ sự giàu có của MC U50 Thanh Mai  

Đặng Thu Thảo lên tiếng về hình ảnh đi Mỹ cùng con trai bầu Hiển

Sau Mr Đàm, một nữ ca sĩ nổi tiếng cũng có mẹ nợ nần  

Lấy chồng kém 12 tuổi, Khánh Thi ngày càng quyến rũ  

Nhã Phương 'làm lộ' kết phim 'Tuổi thanh xuân 2'?

Ngày 19/3 vừa qua, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ tái ngộ bạn đọc nhân dịp 10 tác phẩm của bà được tái bản với diện mạo hoàn toàn mới. Như vậy là, sau hơn 41 năm kể từ ngày gác bút, ở độ tuổi tròn 80, bà vẫn được chứng kiến một sự kiện lớn trong cuộc đời mình. Còn với khán giả trót yêu văn bà, hay chỉ đơn giản là yêu sách, yêu văn chương, cũng thật khó để không nóng lòng khi thấy một phần của di sản văn học Việt Nam vốn chìm sâu hơn 41 năm nay đã trở lại, thật sự tươi mới và rạng rỡ.

Nếu những ai từng biết Nguyễn Thị Thuỵ Vũ là ai sẽ không thấy ngạc nhiên khi người đàn bà tóc bạc phơ, già lụm cụm này được độc giả tìm gặp xin chữ ký, chụp ảnh cùng nhiều đến vậy.

Khác những cây bút nữ “thời thượng” của thập niên 1970, Nguyễn Thị Thụy Vũ đã chọn một lối đi khác hẳn. Bà khai thác câu chuyện của nhân vật đến từ nhiều tầng lớp khác nhau: là gia đình của một ông Phủ về hưu trong Khung rêu, người phụ nữ từ khuôn đúc lễ giáo bài bản để làm vợ làm mẹ trong Nhang tàn thắp khuya, đám học trò lớp Đệ tứ A trong Thú hoang… hay thậm chí, đó là những cô gái bán bar lấy Mỹ ở Sài Gòn trước 1975 trong Lao vào lửa.

{keywords}
Chân dung nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ.

Tất cả họ, dù là ai, thuộc tầng lớp nào, kẹt ở đâu trong khúc mắc cuộc đời, đều dường như hiện lên thật sống động, tươi mới trong từng trang viết. Bà không phẩm bình rằng họ đáng thương hay đáng trách, bà chỉ lẳng lặng vẽ lại chân dung từng người, hợp lại thành chân dung của cả “nhóm người” mà thời kỳ nào cũng phải hứng chịu những phê phán nặng nề của búa rìu dư luận.

Dễ thấy nhân vật nổi bật trong các tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ hầu hết là phụ nữ và thường có một đời sống tinh thần không đơn giản. Trong khi bên ngoài làm như vẫn tuân thủ những ràng buộc đã thành nền thành nếp trong cả gia đình lẫn xã hội, thì bên trong họ vẫn sục sôi một nhu cầu chống đối, nổi loạn, bộc lộ thành hành động và mức độ khác nhau tùy điều kiện và sự gan góc của từng người.

Mà mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật của bà dường mang trong mình một cơn bão. Bà hay tô vẽ câu chuyện tình yêu, tình đời trong sự đổi thay của thời cuộc. Ở đây, không chỉ là những biến động dữ dội bên ngoài xã hội mà còn là sự giằng xé, hỗn tạp, đa chiều từ nội tâm của nhiều mẫu nhân vật.

Những cơn bão ấy không phải là viễn tưởng hão huyền của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Tiểu thuyết là hư cấu, tưởng tượng nhưng tác phẩm của bà không quyển nào không bắt nguồn từ một sự thật. Có quyển, như Khung rêu, sự thật chiếm đến 70%. Đâu đó phảng phất cuộc đời bà, đặc biệt là ở góc nhìn. Về mặt không gian, nhân vật xưng tôi trong tác phẩm của bà thường nhìn rồi kể lại những câu chuyện về đất và người ở Vĩnh Long, Sài Gòn; ẩn giấu trong những suy nghĩ phức tạp, tâm tư sâu nặng và sợi dây vô hình nối liền hai vùng đất này.

Chất liệu ngồn ngộn, chân thực cũng từ đó mà tuôn trào. Vĩnh Long – nơi bà sinh ra – vừa là tỉnh Vĩnh Long của miền Tây Nam Bộ, song cũng vừa chốn biểu trưng hồn cốt của một vùng Nam Bộ sông nước ruộng đồng. Cũng chính vì thế, những ngôn từ câu chữ rặt ròng chất Nam Bộ nhất đã mai một từ lâu trên văn bản, sách báo bỗng gọi nhau trở về, làm đa dạng và giàu có vốn từ tiếng Việt đang rụng rơi mỗi ngày. Ngoài Nam Bộ, đô thành Sài Gòn trước 1975 cũng như được phủi lớp bụi thời gian, hiện lên phần nào qua từng trang viết của Nguyễn Thị Thụy Vũ.

{keywords}
Những danh tác của bà được dịp đến tay bạn đọc sau hơn 40 năm ‘ngủ vùi’.

Song, dường như vì viết thật quá, Nguyễn Thị Thụy Vũ không ít lần gặp rắc rối trong cuộc sống riêng tư. Cha của bà đã giận con gái nhiều năm liền vì quyền Khung rêu khiến ông tin rằng bà đưa sự thật về dòng họ vào văn chương – một dòng họ đã đến hồi ly tán và sự suy sụp, bệ rạc chỉ còn là vấn đề thời gian. Hay vì quyển Cho trận gió kinh thiên, bà từng bị hàng xóm cầm lựu đạn qua nhà đe doạ, buộc bà phải ngừng viết vì đã ám chỉ gia đình họ.

Kể từ năm 1980, bà dọn về ở Lộc Ninh và không còn viết gì thêm. Sau giấc ngủ đông kéo dài, tác phẩm của bà được trở lại thực sự hoành tráng và tươi mới. Như nhà văn Lý Lan nói trong buổi giao lưu, lúc Nguyễn Thị Thụy Vũ gác bút, nhiều độc giả trẻ có mặt ở đây còn chưa chào đời.

Tròn tám mươi, một ngày của Nguyễn Thị Thụy Vũ trôi qua thật bình dị. Bà dành thời gian chăm con tật nguyền và đọc sách Phật. 40 năm trôi nhanh như giấc mộng, thoáng cái bà đã ở tuổi gần đất xa trời, trí nhớ ngày một kém. Thỉnh thoảng, bà đọc lại tác phẩm mình viết mà cứ ngỡ như của ai. Ngồi trước đông đúc độc giả, thỉnh thoảng bà hồi hộp đến nỗi quên mất bà định nói gì. Song chỉ biết, bà thực sự hạnh phúc khi những đứa con tinh thần của mình đã có dịp tái ngộ bạn đọc một lần nữa.

{keywords}
10 bìa sách của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ trở lại với diện mạo trang nhã, tươi mới:

Gia Bảo