Cổ phiếu đầu ngành MWG của ông Nguyễn Đức Tài lên mức lịch sử giúp đại gia này giàu kỷ lục. Nhiều cổ phiếu chứng khoán thăng hoa khiến túi tiền của các doanh nhân như Nguyễn Duy Hưng, Tô Hải,... tiếp tục phình nở.

Thị trường chứng khoán phát được dự báo sẽ tiếp tục sôi động với dòng tiền chưa ngừng chảy vào nhóm chủ chốt trong khi vẫn đang tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu tầm trung chưa tăng nhiều.

Trên thị trường, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là tâm điểm của thị trường nhưng áp lực bán vẫn khá cao sau chuỗi ngày tăng nóng và biến động liên quan tới Ngân hàng Sacombank (STB) và ông trùm ngân hàng một thời Trầm Bê.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán ghi nhận những diễn biến tích cực nhất với sắc xanh ngập tràn. Hàng loạt mã tăng mạnh như VnDirect, Chứng khoán TP.HCM (HCM), Chứng khoán Quân đội (MBS), Chứng khoán Sài Gòn (SSI) của ông Nguyễn Duy Hưng, SHS, AGR,...

Thị trường chứng khoán giao dịch sôi động và tiếp tục xu hướng tăng điểm là yếu tố chính kéo các nhóm cổ phiếu này tăng điểm.

{keywords}
Thị trường chứng khoán đang hút dòng tiền.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ MWG, TAG, PNJ,... tiếp tục hút dòng tiền. Trần Anh (TAG) của ông Trần Xuân Kiên bất ngờ tăng trần sau khi CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài tuyên bố sẽ chi vài ngàn tỷ đồng thâu tóm các chuỗi điện máy và dược phẩm để mở rộng mạng lưới bán lẻ của mình.

Ngay trước đó, Điện máy Trần Anh của ông Trần Xuân Kiên bất ngờ tiến hành lấy ý kiến cổ đông về việc "Thông qua kế hoạch phát triển của công ty năm 2017 và một số nội dung khác". Đây là điều khiến thị trường đồn đoán về một M&A giữa 2 đại gia này.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, cổ phiếu MWG của ông Nguyễn Đức Tài cũng tăng mạnh 6,4% lên mức 106.500 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá điều chỉnh cao nhất trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu này.

Nó giúp túi tiền của ông Nguyễn Đức Tài lên mức cao kỷ lục kể từ ngày lên sàn mới cách đây 3 năm.

Thời điểm MWG lên sàn hồi tháng 7/2014, thị trường chứng khoán đã chứng kiến 11 cổ đông của doanh nghiệp này trở thành triệu phú USD. Ông Nguyễn Đức Tài khi đó ngay lập tức gia nhập danh sách những người sở hữu lượng cổ phiếu trị giá trên 1.000 tỷ đồng.

Hiện tại, sau nhiều lần chia tách, số lượng cỏ phiếu ông Tài nắm giữ đã tăng gấp đôi. Giá cổ phiếu MWG sau điều chỉnh cũng đã tăng lên mức kỷ lục mới. Vốn hóa của MWG cũng lên mức 1,5 tỷ USD.

Mảng bán lẻ tiếp tục hấp dẫn cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Trong khi MWG tìm kiếm thâu tóm thêm các doanh nghiệp khác thì một số đại gia cũng đang thoái vốn. Hội đồng quản trị CTCP FPT cũng đã ra Nghị quyết về việc thoái vốn của FPT tại CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) - Công ty chủ quản của hệ thống FPT Shop xuống dưới 50%.

Nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng tiếp tục hút dòng tiền với những cái tên như: NVL, NLG, VPH, VCG, CTD, TDH, DXG.

Các cổ phiếu nóng như: HAI, HAR, SDI, EVG,... cũng đồng loạt tăng trần.

Về tổng thể, theo nhiều CTCK, thị trường chứng khoán tiếp tục sôi động và được dự báo tăng tiếp cho dù áp lực chốt lời trong ngắn hạn vẫn đang khá mạnh.

Theo đại diện HSC, trong trung và dài hạn, thị trường vẫn có xu hướng tăng trưởng tích cực và có thể đạt 920-960 điểm vào cuối năm nay nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ kết quả kinh doanh tốt hơn của với biểu hiện qua quý 2 vừa qua và dòng vốn ngoại vẫn đang đổ vào mạnh.

Làn sóng thoái vốn và niêm yết với hàng loạt các ngân hàng và bất động sản lên sàn sẽ giúp quy mô thị trường lớn hơn. Đây là yếu tố quyết định giúp hút dòng vốn ngoại tốt hơn.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/8, VN-index tăng 0,19 điểm lên 788,68 điểm; HNX-Index tăng 0,5 điểm lên 101,94 điểm. Upcom-Index tăng 0,14 điểm lên 56,74 điểm. Thanh khoản toàn tiếp tục duy trì ở mức cao với 273 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 4,7 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng.

H. Tú